Tôm, Ngao Chết Hàng Loạt Do Nắng Nóng Ở Nam Định
Thời tiết khắc nghiệt kéo dài trong những ngày qua đã khiến cho các chủ đầm nuôi thủy sản ở Nam Định thiệt hại lớn vì tôm, ngao chết hàng loạt.
Xã Giao Phong, thuộc tỉnh Nam Định vốn là vùng nuôi tôm có năng suất rất cao. Tuy nhiên, việc trời nắng nóng gần 40 độ C trong những ngày qua, tôm nuôi tại đây đã bị chết nổi trắng mặt nước ao đầm. Trước khi chết, tôm thường hoạt động kém, ăn nhiều đột ngột sau đó bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước hoặc dạt vào bờ.
Tương tự, tại các huyện ven biển khác của Nam Định như Hải Hậu, Nghĩa Hưng cũng đều có hiện tượng tôm chết.
Không chỉ có người nuôi tôm, người nuôi ngao tại đây cũng đang phải khốn đốn. Đại diện Hội nuôi nhuyễn thể Giao Thủy cho biết, thời gian qua ngao thương phẩm nuôi trên địa bàn đã chết rất nhiều do trời nóng đột ngột. Theo Hiệp hội, nhiệt độ cao đột ngột ngay từ những ngày cuối tháng 4 đầu tháng 5 khiến ngao há miệng.
Theo ước tính sơ bộ, lượng ngao chết lên tới 25% sản lượng, tức xấp xỉ 4.000 tấn. Chỉ tính tiền đầu tư đã thiệt hại hàng chục tỉ đồng
Có thể bạn quan tâm
Những năm trước, khi mủ cao su có giá thì nhiều người đổ xô đi trồng cao su, bất kể diện tích vượt quá quy hoạch chung của tỉnh. Hiện nay, khi “vàng trắng” hết thời, rớt giá thì lại xảy ra cảnh không ít chủ vườn cao su rong cành, tỉa nhánh, thậm chí là chặt bỏ toàn bộ vườn cây một thời “làm nên cơ nghiệp” của mình. Thực trạng này đang diễn ra ở nhiều nơi trong tỉnh Tây Ninh.
Ông Nguyễn Bé Năm - Trưởng Trạm BVTV huyện Lai Vung cho biết: “Việc rụng trái non trên cây quýt do cây bị thiếu dinh dưỡng, thời tiết thay đổi bất thường và sâu bệnh”. Khi cây thiếu dinh dưỡng thì sẽ không đủ sức nuôi trái nên phải rụng bớt để dồn sức nuôi một số trái còn lại.
Ông Lư Khải Hoàng, ở ấp Nhơn Thuận 1, xã Nhơn Nghĩa A, cho biết: Dâu bòn bon năm nay không tiêu thụ được, vì người tiêu dùng trong nước không chuộng dâu này như dâu xanh, không xuất khẩu được. Hơn 20 gốc dâu bòn bon của ông đạt năng suất khoảng 2 tấn trái, nhưng từ đầu vụ đến nay không bán được trái nào. Đến nay, dâu đã rụng hơn một nửa.
Cũng như thông lệ hàng năm, vào thời điểm này mặt hàng trái cây tại ĐBSCL lại rơi vào tình trạng được mùa, mất giá, đầu ra bấp bênh.
Trong khi đó, giá gạo trong nước đang tiếp tục giảm mạnh do nguồn cung từ vụ hè thu đang tăng lên ở ĐBSCL. Các doanh nghiệp xuất khẩu đã mua lúa với giá 6,6 triệu đồng/tấn vào 2 tuần trước, giá giảm xuống 4,2 triệu đồng trong tuần trước và chỉ còn 4 triệu đồng trong tuần này.