Tôm Hùm Cũng Mất Giá
Giá thu mua tôm hùm thương phẩm ở Phú Yên chỉ còn 1,2 triệu đồng/kg tôm loại 1 và 1 triệu đồng/kg tôm loại 2 và loại 3, thấp hơn tuần trước 100.000-150.000đ/kg.
Theo bà Trần Thị Minh Thể, giám đốc Công ty TNHH Thu mua hải sản Cường Hữu (TP Hồ Chí Minh), đơn vị đang thu mua tôm hùm thương phẩm ở Phú Yên, giá thu mua hiện tại đã giảm hơn một nửa so hồi đầu năm 2012 là 2,6 triệu đồng/kg (tôm loại 1).
Nguyên nhân giá tôm hùm thương phẩm hạ là do thị trường tiêu thụ ở Trung Quốc (thị trường chính) giảm sút, trong khi xu hướng tiêu thụ tôm hùm của thị trường này lại chuộng tôm hùm thương phẩm cỡ nhỏ từ 0,5-0,7kg (loại 3) khiến việc thu mua gặp khó khăn, do người nuôi không chịu xuất bán tôm cỡ này.
Nhiều người nuôi tôm hùm, cho biết, với giá bán tôm hiện nay dù trong điều kiện tôm nuôi không bị dịch bệnh, họ vẫn bị lỗ nặng. Trong khi năm nay tình hình dịch bệnh tôm xảy ra nghiêm trọng ở Phú Yên, tỉ lệ thiệt hại đến thời gian thu hoạch bình quân từ 30-60%, khiến nhiều người nuôi tôm lâm vào hoàn cảnh khó khăn, nợ nần.
Có thể bạn quan tâm
Bằng nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bắc Giang phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Sơn Động triển khai mô hình nuôi cá lăng trong lồng tại xã Long Sơn, huyện Sơn Động với quy mô 1000 con/100m3.
Anh Lã Tuấn Anh (26 tuổi) ở tiểu khu Hoa Ban, thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu (Sơn La) nuôi gà Ai Cập quy mô trang trại trên 2.000 con, trong đó 1.000 gà đẻ, 1.000 gà thương phẩm.
Trong những năm qua, thực hiện chương trình đưa cây màu xuống chân ruộng, nông dân tỉnh Trà Vinh đã thực hiện một cách có hiệu quả, vừa tạo được độ màu mỡ, tơi xốp cho đất và lợi nhuận mang lại cao gấp nhiều lần so với đơn thuần trồng lúa.
Được sự hỗ trợ của Quỹ phát triển nông thôn và giảm nghèo huyện Quảng Ninh, những năm qua, một số thôn, bản trên địa bàn xã miền núi Trường Sơn nói chung và bản Trung Sơn nói riêng đã phát triển chăn nuôi lợn, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con dân tộc Vân Kiều.
Mới khởi nghiệp được khoảng 6 năm nhưng mô hình nuôi ba ba đã giúp gia đình anh Đinh Công Thủ, ở ấp Láng Hầm B, xã Thạnh Xuân trở thành triệu phú. Mà không chỉ có gia đình anh Thủ, hiện nay có rất nhiều hộ nuôi ba ba ở Thạnh Xuân cũng “phất” lên từ con ba ba.