Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tôm Giống Thẻ Chân Trắng Cà Mau Giá Thấp, Đầu Ra Khó

Tôm Giống Thẻ Chân Trắng Cà Mau Giá Thấp, Đầu Ra Khó
Ngày đăng: 19/09/2014

Để đáp ứng nhu cầu con tôm giống chất lượng phục vụ người nuôi tôm, trong thời gian qua, nhiều trại giống đã đầu tư công nghệ mới trong sản xuất. Tuy vậy, tôm giống ở Cà Mau hầu như bán với giá thấp hơn nhiều so với con giống ngoài tỉnh bởi chưa có thương hiệu.

Đến nay, Cà Mau có 2 trong tổng số 876 trại sản xuất tôm giống trong tỉnh được Chi cục Nuôi trồng kết hợp với Phòng NN&PTNT huyện Năm Căn áp dụng sản xuất thí điểm tôm giống thẻ chân trắng. Và số tôm giống được sản xuất tại 2 cơ sở này đều cho chất lượng tốt, được người dân thả nuôi xác định mau lớn và đạt đầu con.

Thả nuôi tôm thẻ giống sản xuất tại địa phương phù hợp điều kiện môi trường, thổ nhưỡng, thời gian vận chuyển ngắn..., giúp người nuôi có cơ hội thành công cao.

Ông Chu Hoàng Thái, chủ trại sản xuất tôm giống Hoàng Duy, ấp 2, xã Hàng Vịnh, cho biết: “Từ khi tiếp nhận thí điểm sản xuất thử giống tôm thẻ chân trắng tại trại đến nay được người dân thả nuôi thành công trên 80%. Với sự cam kết chất lượng ban đầu để lấy uy tín được trại đưa ra cho người nuôi trong thời gian thả nuôi 1 tháng có xảy ra bệnh thì trại sẽ hoàn tiền lại cho hộ dân.

Còn giá bán chỉ bằng 50% giá thị trường các tỉnh khác, do người dân có tâm lý thích giống ngoại nên đầu ra tôm giống thẻ chân trắng còn khó khăn”.

Với giá bán tôm giống thẻ chân trắng qua kiểm dịch của các công ty các tỉnh miền Trung hiện nay ở mức 80-110 đồng/post thẻ, thì trại sản xuất tôm giống Hoàng Duy chỉ bán ở mức 50 đồng/post thẻ. Với giá bán này chỉ đủ phần chi phí mà trại đã đầu tư vào để sản xuất ra con giống cho người nuôi.

Giá đã thấp nhưng người dân vẫn ngại mua về thả nuôi do đánh giá thấp chất lượng con giống được sản xuất trong tỉnh. Trong khi đó, nhiều lợi thế mà con tôm giống thẻ chân trắng sản xuất tại địa phương mang lại như: phù hợp và thích nghi với điều kiện môi trường, thổ nhưỡng của địa phương; thời gian di chuyển đến ao thả nuôi chỉ mất 1-2 giờ giúp tôm khoẻ, đạt đầu con; được chủ trại sản xuất thuần độ mặn phù hợp với môi trường ao nuôi.

Khi xuất bán, được người nuôi chủ động mang mẫu đi xét nghiệm theo yêu cầu, đáp ứng các tiêu chí tôm sạch bệnh mới chấp nhận mua thả nuôi. Trong khi đó, với tôm ngoài tỉnh, việc di chuyển với quãng đường dài, qua gây mê và việc thay đổi nhiệt độ trong quá trình vận chuyển đến ao thả nuôi cùng với yếu tố môi trường thay đổi phần nào làm cho sức khoẻ tôm kém đi, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của tôm.

Ông Trương Quốc Duẫn, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Năm Căn, cho biết: “Các lô tôm giống thẻ chân trắng từ 2 trại Hoàng Duy và Tôm Sinh Thái sản xuất được người nuôi xét nghiệm đạt trên 80%. Có kết quả này là do 2 cơ sở áp dụng đúng quy trình sản xuất, đầu tư công nghệ sản xuất mới, trong đó có hệ thống lọc nước đạt tiêu chuẩn, cùng áp dụng các chế phẩm sinh học trong quá trình sản xuất. Từ đó góp phần cho chất lượng tôm giống thẻ chân trắng sản xuất đạt chất lượng”.

Theo đó, tôm bố mẹ thẻ chân trắng nhập khẩu từ Thái Lan, SIS Hawaii được kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng trước khi đưa vào sản xuất tại trại đã góp phần nâng cao chất lượng tôm giống bán cho người dân thả nuôi, với phương châm đáp ứng chất lượng cho người dân thả nuôi là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất tôm giống hiện nay, nên người nuôi tôm cần có cái nhìn đúng, hướng đến chất lượng mà các trại sản xuất tôm giống tỉnh nhà đang thực hiện.

Ông Tiết Tiến Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản tỉnh, cho biết, do con tôm của các trại giống ở Cà Mau chưa tạo được thương hiệu và là lượng tôm giống sản xuất ra còn mới nên người dân chưa được trải nghiệm nuôi tôm giống thẻ chân trắng sản xuất tại địa phương, vì thế họ chưa an tâm thả nuôi.

“Hiện 2 cơ sở sản xuất thẻ chân trắng sản xuất chỉ mang tính thử nghiệm, giá bán ra thấp, đầu ra gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian tới, khi người nuôi thấy được hiệu quả mang lại từ việc nuôi tôm giống thẻ chân trắng sản xuất của địa phương chắc chắn rằng các cơ sở sản xuất tôm giống thẻ chân trắng tại địa phương sẽ tháo gỡ được những khó khăn trên”, ông Tiết Tiến Dũng nhận định.


Có thể bạn quan tâm

Sản Lượng Cá Giảm? Sản Lượng Cá Giảm?

Anh Nguyễn Tuấn, chủ chiếc thuyền công suất 130CV ở phường Bình Hưng (Phan Thiết) cùng với 20 bạn thuyền xuất bến lúc 15 giờ. Dự kiến chuyến đi từ 5 - 7 ngày mới về. Thế nhưng đêm hôm ấy, sau khi phát hiện đàn nục lớn chưa từng có, chỉ một mẻ lưới thôi anh Tuấn đã có không dưới 10 tấn cá.

07/11/2014
Thị Trường Dễ Dãi Với Trái Cây Thái Thị Trường Dễ Dãi Với Trái Cây Thái

Tại các chợ lẻ ở TP.HCM, ngoài táo, lê, nho từ Mỹ, Úc, New Zealand, trái cây Trung Quốc thì các loại trái như bòn bon, me, sầu riêng, nhãn… từ Thái Lan cũng chiếm một vị trí quan trọng trên các kệ hàng của tiểu thương. Trái cây Thái đang được nhập về số lượng ngày càng lớn.

07/11/2014
Nuôi Rắn Hổ Hèo Tạo Thu Nhập Ổn Định Nuôi Rắn Hổ Hèo Tạo Thu Nhập Ổn Định

Hộ chị Nguyễn Thanh Thúy ngụ ấp Tân Trong, xã Tân Mỹ, huyện Lấp Vò được biết đến với mô hình nuôi rắn hổ hèo hiệu quả. Hiện đàn rắn của gia đình chị có trên 80 con, trong đó có khoảng 60 con có trọng lượng hơn 1,5kg. Ngoài ra, chị còn đang dưỡng một số rắn nhỏ và ấp trứng rắn để bán.

07/11/2014
Mùa Sắn “Đắng” Mùa Sắn “Đắng”

Khác với tâm trạng vui mừng các vụ sắn trước, năm nay ai cũng lắc đầu trước vụ sắn “đắng”. Ngoài nắng hạn kéo dài làm sắn giảm năng suất, thì bệnh chổi rồng, rệp sáp bột hồng tiếp tục “đeo bám”. Hơn nữa giá sắn giảm mạnh làm cho người trồng khốn đốn.

07/11/2014
Tập Trung Chuyển Đổi Vườn Tạp, Vườn Kém Hiệu Quả Tập Trung Chuyển Đổi Vườn Tạp, Vườn Kém Hiệu Quả

Những năm gần đây, phong trào chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả, vườn tạp sang những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao được người dân huyện Long Mỹ tích cực hưởng ứng. Điều này không chỉ góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong sản xuất mà còn giúp người dân nâng cao thu nhập, phát huy tối đa hiệu quả sản xuất trên cùng diện tích canh tác.

07/11/2014