Khan Hiếm Tôm Hùm Giống, Giá Vọt Tăng

Do khan hiếm giống, giá tôm hùm giống tại các tỉnh Nam Trung bộ đã tăng lên 350-400 đồng/con, cao gấp đôi năm ngoái.
Nghề nuôi tôm hùm lồng tại các tỉnh Nam Trung bộ đang gặp nhiều khó khăn do khan hiếm con giống. Trong khi đó, tôm hùm giống phụ thuộc hoàn toàn vào việc khai thác ngoài tự nhiên.
Vào vụ năm nay, bà Nguyễn Thị Dung, chuyên nuôi tôm hùm lồng ở xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa phải tìm kiếm nhiều nơi cung cấp tôm hùm giống có đủ 1 vạn con giống. Do nguồn giống ngoài tự nhiên năm nay khan hiếm nên giá tôm hùm giống tăng gấp đôi so với năm ngoái mà chất lượng giống lại không đảm bảo. Theo bà Dung, tỷ lệ hao hụt trong quá trình nuôi sẽ rất cao. Thành ra, mấy năm trước giá từ 200-220 đồng/con, nay lên đến 350-400 đồng/con.
Nghề nuôi tôm hùm tại các tỉnh Nam Trung bộ đã phát triển hơn 20 năm nay, sản lượng khoảng 1.300 tấn/năm. Đến nay, tôm hùm giống phụ thuộc vào việc khai thác ngoài tự nhiên với sản lượng khoảng 8 triệu con/năm. Trong lúc Việt Nam chưa thể sản xuất được giống nhân tạo, con giống ngoài tự nhiên ngày càng khan hiếm chính là khó khăn lớn nhất của nghề nuôi tôm hùm hiện nay. Nhiều người nuôi tôm phải bỏ nghề hoặc chuyển sang nuôi các loài hải sản khác.
Ông Huỳnh Kim Khánh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa cho biết: “Tôm hùm giống mùa này khan hiếm, không chủ động được sản lượng giống hằng năm, rất khó khăn cho phát triển nuôi tôm hùm, không thể định hướng. Do đó, khi giống tôm hùm không đảm bảo thì bà con thả loại cá biển khác”.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chỉ đạo các tỉnh có vùng phân bố giống tự nhiên cần quy hoạch bảo vệ và khai thác hợp lý và phải xem khai thác tôm hùm giống là một nghề. Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chính quyền các địa phương cần xây dựng mô hình đồng quản lý hoặc quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng để đảm bảo việc khai thác tôm hùm giống mang tính bền vững.
Ông Tám cho biết: “Bộ cũng đang chỉ đạo các cơ quan, viện nghiên cứu sản xuất tôm hùm giống nhân tạo, kết quả cũng chưa có khả quan. Cách thức tổ chức khai thác tự nhiên hiện nay chưa đảm bảo được bền vững, phương pháp khai thác còn thủ công cho nên chúng ta phải tổ chức lại dưới hình thức quản lý cộng đồng có gắn với lại bảo vệ phát triển nguồn lợi. Khai thác theo mùa vụ và tránh những tổn hại đến nguồn lợi”.
Trong lúc chờ đợi việc sản xuất tôm hùm giống nhân tạo, các địa phương cần triển khai ngay các giải pháp để bảo vệ nguồn lợi tôm hùm giống trước khi quá muộn.
Có thể bạn quan tâm

Cùng với việc sản lượng cà phê dự kiến sẽ giảm, Vicofa cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn còn đánh giá lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ giảm vào các tháng tới do lượng tồn kho ở mức thấp và các giao dịch chậm lại.

Hai tàu đánh bắt xa bờ ĐNa 90169 TS của ông Lê Văn Minh (phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà - Đà Nẵng) và tàu ĐNa 90081TS của ông Đặng Phi (phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu) vừa được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng hỗ trợ hơn 40 triệu đồng/tàu để câu cá ngừ đại dương.

Vụ mùa năm 2011-2012, ở Cà Mau, dịch bệnh tôm chết gây thiệt hại nặng nề cho nuôi tôm công nghiệp. Đến nay vẫn chưa có kết luận chính xác nguyên nhân tôm chết và cũng chưa có giải pháp khắc phục tôm chết hiệu quả.

Nhờ siêng năng chịu khó, tích cực học hỏi, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng, những năm qua, nông dân Nguyễn Văn Bé, ấp Hồ Tàu, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải (Trà Vinh) đã thành công với mô hình nuôi tôm - cua trong rừng ngập mặn, tạo ra mô hình kinh tế ổn định. Mô hình đã được nhiều người học tập và làm theo.

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của xã Thanh Lương (TX. Bình Long - Bình Phước). Đặc biệt trong 4 năm gần đây, chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học đang phát triển mạnh về số hộ nuôi và tổng đàn.