Tôm Chết Hàng Loạt, Người Nuôi Lỗ Nặng

Vụ nuôi tôm thẻ chân trắng vừa qua, do thời tiết không thuận lợi, tôm bị dịch bệnh, giá bán lại xuống thấp nên nhiều hộ dân ở xã An Hòa (Tuy An - Phú Yên) thua lỗ nặng.
Ông Trương Ngọc Phong ở thôn Diêm Hội (xã An Hòa) cho biết: “Gia đình tôi thả 30 vạn tôm thẻ chân trắng cách đây 70 ngày, do tôm bị bệnh dịch nên phải bắt “non”, hao hụt hết 6 vạn. Nếu tôm không bệnh thì giá bán khoảng 100.000 đồng/kg nhưng do bệnh dịch, tôm lớn bị chết nên thương lái ép giá còn 80.000 đồng/kg.
Trong vụ nuôi này, gia đình tôi chi hết 160 triệu đồng nhưng thu hoạch chưa được 120 triệu đồng, lỗ nặng quá!”. Còn ông Trịnh Phích, người có thâm niên nuôi tôm hơn 17 năm nay, cũng rát mặt vì tôm chết hàng loạt. “Vừa qua, gia đình tôi thả 15 vạn tôm thẻ chân trắng giống nhưng chỉ mới được hơn tháng là bị dịch bệnh, tôm nổi trắng đìa.
Tôi quan niệm “đạp gai lấy gai lể” nên mới đây dù không đủ tiền để mua con giống mới nhưng gia đình tôi cũng đi vay, đi mượn để thả bằng được, với hy vọng vụ này sẽ lãi để có tiền trả nợ cho vụ trước. Thế nhưng, tôm mới thả cũng đang bị bệnh, nợ lại càng nợ thêm”, ông Phích buồn bã nói.
Cạnh đó, ông Trịnh Ánh cho biết: Tôi mới đi xuất khẩu lao động về được ít vốn nên đầu tư vào việc nuôi tôm nhưng mới thả được một tháng thì tôm dịch bệnh chết. Thời gian qua, tôm thẻ chân trắng thường xảy ra dịch bệnh, giá bán lại xuống thấp ảnh hưởng lớn đến đời sống những hộ nuôi tôm.
Còn ông Nguyễn Ngọc Cẩn, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Diêm Hội, cũng là một người nuôi tôm lo ngại: “Trước đây các hộ nuôi tôm đa phần đều có lãi nhưng trong mấy năm gần đây, tôm hay bị dịch chết nên gây khó khăn cho các hộ nuôi. Vụ nuôi vừa rồi, ông Nguyễn Văn Đông, ông Nguyễn Ngọc Cẩn, ông Trương Đức Phúc… lỗ trên 50 triệu đồng.
Nguyên nhân là do các hộ dân nuôi tôm tràn lan không theo quy hoạch, dẫn đến quá tải khu vực nuôi và ô nhiễm môi trường nước, tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển. Cùng với đó, bệnh dịch này có tính lây lan nhanh nhưng lại không có thuốc đặc trị nên một đìa bị thì các đìa khác cũng bị theo”.
Theo ông Trần Sáu, Trưởng phòng NN- PTNT huyện Tuy An, từ đầu năm đến nay, toàn huyện có 164,5ha tôm bị bệnh; trong đó, riêng xã An Hòa có 65ha tôm thẻ chân trắng bị bệnh. Nguyên nhân do thời tiết nắng nóng, môi trường bị ô nhiễm, chất lượng con giống không tốt…, một số hộ nuôi tôm đã thả nuôi không theo lịch thời vụ hướng dẫn nên xảy ra bệnh đốm trắng.
Ngành chức năng đã hướng dẫn người nuôi tôm đóng cống hồ có tôm bị bệnh và xử lý bằng Chlorine, tiếp tục theo dõi, phòng ngừa bệnh không để dịch bệnh lây lan sang diện rộng.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình cánh đồng mía mẫu sử dụng cơ giới được triển khai tại các huyện Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân (Phú Yên) với năng suất đạt gần 100 tấn/ha.

Ngoài ra, năng suất chôm chôm sẽ giảm 20-40% so với vụ trước. Tại các chợ của TP.Biên Hòa, giá chôm chôm từ 35-38 ngàn đồng/kg. Khoảng 2 tuần nữa, Đồng Nai sẽ vào vụ thu hoạch rộ chôm chôm, có khả năng giá sẽ giảm mạnh.

Cụ thể, NAFIQAD đề nghị Sở NNPTNT TP.HCM cần tổ chức điều tra, xác minh thông tin báo chí nêu; tổng hợp đánh giá tình hình về thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất, áp dụng VietGAP trong sản xuất rau tại xã Tân Phú Trung...

Hội Nông dân (ND) đứng ra làm đại diện chủ sở hữu nhãn hiệu nông sản cho ND là thích hợp - đó là khuyến nghị của nhiều đại biểu tham dự Hội thảo “Vai trò Hội ND trong bảo hộ nhãn hiệu nông sản trên địa bàn Hà Nội” diễn ra ngày 8.5, do Hội ND TP.Hà Nội tổ chức.

Theo lý giải của một nhóm thương lái lúa tại Ô Môn (Cần Thơ), trước những ngày nghỉ lễ 30.4, sau khi trúng thầu XK 800.000 tấn gạo sang Philippine, nhiều dự đoán giá lúa sẽ tăng lên nhưng mức tăng 100-200 đ/kg chỉ cầm chừng 2-3 ngày rồi trở lại giá cũ.