Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tôm, cá Vĩnh Tân chết do đâu

Tôm, cá Vĩnh Tân chết do đâu
Ngày đăng: 18/10/2015

Chúng tôi tìm đến nhà chị Bùi Thị Kim Oanh, thôn Vĩnh Phúc - xã Vĩnh Tân vào những ngày đầu tháng 10.

Là một trong những người nuôi cá lồng bè lâu năm nhất vùng biển này, có lẽ chị Oanh hiểu rõ hơn ai hết từ nguồn nước, giống nuôi cũng như những sự cố bất thường do thiên nhiên mang đến.

Hơn 15 năm trong nghề nuôi cá bớp, cá mú, tôm hùm xanh với số lượng khá lớn, chị cho biết chưa năm nào lại bị sự cố cá chết đột ngột như vừa rồi.

Theo kinh nghiệm của những người dân nuôi cá lồng bè nơi đây, khoảng 3 – 4 năm sẽ có vài đợt thủy triều đỏ, sứa độc thường xuất hiện vào tháng 3, 6, 7, lúc ấy cá nuôi lồng bè sẽ bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên nếu bị thủy triều đỏ, cá nuôi ở tất cả các lồng đều bị chết và chết dần trong 1 – 2 ngày, tỷ lệ cá chết chỉ vài trăm con.

Riêng sự cố ngày 12/9 vừa qua, chỉ có 4 lồng bè nuôi gần nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân bị ảnh hưởng.

Hàng ngàn cá lớn lẫn cá bé đột tử trong vòng nửa tiếng đồng hồ.

Hơn nữa, cá chết vào lúc nửa đêm nên các hộ nuôi không kịp trở tay, thiệt hại kinh tế không nhỏ.

Từ ngày nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân hoạt động, các hộ dân nuôi cá nơi đây không biết phải di dời lồng bè bao nhiêu lần vì sợ ảnh hưởng nguồn nước xả thải từ nhà máy nhiệt điện.

Hiện nay các hộ nuôi đã kéo bè ra xa, cách nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân khoảng 1km.

Theo số liệu từ UBND xã Vĩnh Tân, tại khu vực nuôi lồng bè có 181 lồng đang nuôi/ tổng 362 lồng/12 hộ nuôi, đối tượng nuôi chủ yếu là cá bớp, cá mú và một ít tôm hùm xanh.

Theo thống kê có khoảng 3.000 con cá chết/4 bè thuộc 5 hộ nuôi, trong đó 1.400 con cá cỡ 1,5 – 1,9 kg/con, 80 con cỡ 2 – 2,8 kg/con và khoảng 1.000 con cá giống mới thả.

Anh Nguyễn Văn Tâm – Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Tân cho biết, sau khi sự việc xảy ra, Chi cục Thủy sản phối hợp Trạm Xét nghiệm - Kiểm dịch Thủy sản Vĩnh Tân đã tiến hành lấy mẫu nước xét nghiệm.

Theo khảo sát bước đầu của Chi cục Thủy sản, tại các bè nuôi không có dấu hiệu của hiện tượng thủy triều đỏ hoặc sứa độc.

Nguyên nhân làm cá nuôi bị chết hàng loạt, theo người nuôi nghi do Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân xả nước thải ra khu vực nuôi lồng bè làm ô nhiễm nguồn nước, bởi hiện tượng cá chết chủ yếu xảy ra ở các bè nuôi cá gần nhà máy nhiệt điện.

Sau sự cố đó, Chi cục Thủy sản đã có Công văn 479/CCTS đề nghị Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên - Môi trường) tổ chức điều tra, lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu môi trường nước tại khu vực xả thải của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, để xác định rõ nguyên nhân và có hướng xử lý.

Tuy nhiên, đến ngày 6/10 vừa qua, Chi cục Bảo vệ Môi trường mới tiến hành lấy mẫu xét nghiệm và đến nay vẫn chưa có kết quả.

Nhiều người cho rằng, sau gần 1 tháng cá chết hàng loạt, ngành chức năng mới lấy mẫu thì kết quả liệu có chính xác?


Có thể bạn quan tâm

Nước và nhu cầu về nước trong chăn nuôi lợn Nước và nhu cầu về nước trong chăn nuôi lợn

Nhu cầu nước uống hàng ngày của lợn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: Giống, lứa tuổi, khẩu phần ăn, chất lượng thức ăn (hàm lượng dinh dưỡng), chủng loại thức ăn (hỗn hợp dạng viên), nhiệt độ môi trường, nhiệt độ chuồng nuôi, tình trạng sức khỏe và sinh lý của con vật, mật độ chuồng nuôi, phương thức chăn nuôi (nuôi nhốt, nuôi thả)...

18/08/2015
Thành phố Cà Mau triển khai mô hình cánh đồng lớn luân canh lúa – tôm Thành phố Cà Mau triển khai mô hình cánh đồng lớn luân canh lúa – tôm

Chiều 14/8, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh kết hợp với Phòng Kinh tế thành phố Cà Mau chọn ấp Ông Muộn, xã Lý Văn Lâm làm điểm chỉ đạo triển khai mô hình cánh đồng lớn luân canh lúa – tôm trên diện tích hơn 139 ha, với 72 hộ dân tham gia.

18/08/2015
Khoai lang Ngọc Vừng (Vân Đồn) vẫn bí đầu ra Khoai lang Ngọc Vừng (Vân Đồn) vẫn bí đầu ra

Là cây trồng đặc sản nổi tiếng, khoai lang Ngọc Vừng có vị thơm, ngọt đặc biệt, củ to, được du khách ưa chuộng. Trong những năm qua, dù được đầu tư phát triển thế nhưng cây trồng đặc sản này đang gặp khó khăn do đầu ra không ổn định.

18/08/2015
Đặc sản ở Viễn Sơn (Yên Bái) Đặc sản ở Viễn Sơn (Yên Bái)

Xã Viễn Sơn (Yên Bái) có diện tích trồng quế lớn nhất, nhì huyện Văn Yên. Cây quế góp phần xóa đói giảm nghèo, giúp người dân vươn lên làm giàu. đồng bào Dao nơi đây coi cây quế như một sản vật truyền thống.

18/08/2015
Được giá, được mùa bí xanh trái vụ Được giá, được mùa bí xanh trái vụ

Bà con nông dân xã Bảo Hiệu (Yên Thuỷ - Hòa Bình) đang thu hoạch bí xanh – một trong những cây họ bầu bí giảm nghèo chủ lực trên vùng đất còn nhiều khó khăn này. Thông thường mọi năm, các hộ chỉ trồng bí vụ đông xuân. Tuy nhiên, gần đây, cây bí xanh được bà con trồng tăng vụ ở vụ hè thu. Đáng mừng là nỗ lực chuyển đổi của bà con đã được bù đắp xứng đáng nhờ bí xanh trái vụ được giá, được mùa. Mới có ít ngày thu hoạch thời điểm trung tuần tháng 8 đã mang về hàng chục triệu đồng cho các hộ, cá biệt có hộ thu trên, dưới 100 triệu đồng.

18/08/2015