Đào Đất Lúa, Nuôi Thủy Sản

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết giữ 3,8 triệu ha đất trồng lúa. Theo đó, ĐBSCL- vựa lúa của cả nước cần có giải pháp nâng cao kinh tế nông hộ, quản lý việc tự ý chuyển đổi đất lúa sang mục đích khác.
Điều này thật khó khi nông dân tự phát chuyển đổi SX, chạy theo giá cả thị trường. Ở Trà Vinh, nhiều diện tích đất 1 vụ lúa + khai thác thủy sản tự nhiên đã nhanh chóng biến thành ao nuôi tôm sú công nghiệp. Tại xã Vinh Kim, huyện Cầu Ngang, thời gian qua diện tích nuôi tôm sú đã lấn gần hết đất 1 vụ lúa. Bà Lê Thị Kim Phượng, Phó chủ tịch UBND xã Vinh Kim, Cầu Ngang chia sẻ: Chúng tôi rất lo lắng nếu như nuôi tôm sú không bền vững thì địa phương sẽ mất hẳn vùng đất SX lúa. Nếu như năm 2011, toàn xã mới có 250 ha đất lúa mùa chuyển sang nuôi tôm sú thì vụ tôm 2012 là 350 ha, tăng 100 ha.
Chính con tôm sú đã làm diện tích đất trồng lúa mùa đặc sản kết hợp nuôi nhử tôm, tép tự nhiên ở các ấp Chà Và, Cà Tum A, Thôn Rôn, Giồng Lớn của xã Vinh Kim giảm mạnh từng ngày. Nếu như trước đây xã Vinh Kim có khoảng 1.760 ha đất trồng lúa kết hợp với nuôi nhử tép bạc đất thì nay chỉ còn lại khoảng ½ diện tích.
Ở Tiền Giang cũng đã có khoảng 150 hộ dân ở các Mỹ Thành Bắc, Thạnh Lộc, Phú Cường, Mỹ Phước Tây, huyện Cai Lậy chuyển khoảng 150 ha đất lúa sang ương cá tra giống. Mặc dù vùng này không thuộc khu vực quy hoạch nuôi trồng thủy sản nhưng do việc ương cá giống lãi cao nên người dân tự phát phá vỡ quy hoạch. Thực trạng này đang làm chính quyền địa phương rất lúng túng.
Ông Nguyễn Văn Khởi, ấp 3, xã Thạnh Lộc, huyện Cai Lậy nói: Nông dân biết việc đào ao để ương cá tra giống trong vùng trồng lúa là phá quy hoạch nhưng trồng lúa hoài vẫn không khá được. Năm 2011 có một vài hộ làm trước thắng lớn, giá cá tra loại 60 - 65 con/kg liên tục tăng từ mức 50.000 đ/kg lên đến hơn 75.000 đ/kg. Với giá này sau khi trừ chi phí lãi gấp 5 lần/3 vụ lúa. Năm 2011, tôi chỉ có 9.000 m2 mặt nước ương cá tra giống, sau khi trừ chi ông Khởi lãi được hơn 500 triệu đồng. Theo ông, dù không biết giá cá tra giống thời gian tới như thế nào nhưng ông sẽ tiếp tục đào thêm khoảng 3 ha đất lúa để làm ao ương cá tra giống.
Ông Phạm Công Trung, PCT UBND xã Thạnh Lộc, huyện Cai Lậy cho biết: Từ năm 2010 đến nay, người dân đã chuyển từ đất lúa lên ương cá tra giống. Từ 5 ha ban đầu thì nay tăng lên 64,43 ha với 96 hộ. Việc ương cá tra còn gây ô nhiễm môi trường và mạch nước ngầm do mỗi ao cá đều khoan một giếng tầng nông và mỗi lần thu hoạch cải tạo ao, người dân phải vét hết phần đất bùn dưới đáy ao ra ngoài. Chúng tôi đã kết hợp với Phòng NN-PTNT, Phòng TN-MT huyện tuyên truyền người dân không sử dụng đất trồng lúa sai mục đích, nhưng vẫn có hộ tự ý làm.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, bà Trần Kim Mai đã chỉ đạo các địa phương rà soát việc tự ý chuyển đổi đất ruộng, tuyệt đối không để bà con chạy theo phong trào, nhất thiết phải có biện pháp xử lý theo hướng quy hoạch vùng nào được nuôi, không được nuôi.
Ông Trần Văn Biên, Chủ tịch UBND xã Mỹ Thành Bắc, huyện Cai Lậy nói: Rất khó cản người dân. Toàn xã chỉ có 25,3 ha đất để ương cá tra. Trong đó, diện tích đất lúa chuyển sang ương cá khoảng 16 ha. Thời gian gần đây, diện tích ươm cá tra giống đã chững lại. Nguyên nhân, do giá cá tra giảm mạnh, người ương không có lãi.
Ông Trà Văn Yên, Chủ tịch UBND xã Phú Cường, huyện Cai Lậy nói: Rất khó cản bà con, bởi đây là quyền lợi kinh tế của người dân. Còn vấn đề chuyển đổi sang mục đích từ đất lúa sang đất ruộng thì do một số người mướn đất để lên ao.
Ông Phan Hữu Hội, Chi cục phó Chi cục Thủy sản Tiền Giang cho biết: Chúng tôi đã đến khảo sát các địa phương này và thấy người dân chuyển đất ruộng sang trồng lúa nhiều quá. Đây là một hình thức chuyển đổi sai mục đích. Ngoài ra, người dân còn khoan giếng tầng nông, nếu không kịp ngăn chặn sẽ càng gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Có thể bạn quan tâm

Vùng gò đồi rộng lớn xã An Lĩnh (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) mỗi mùa mưa, bề mặt đất được “tráng” một lớp đất từ lá cây ủ mục ở đỉnh núi trôi xuống có màu xám tro nên người dân quanh vùng gọi là đất muối tro. Trên vùng đất này, nông dân trồng chuối, nhiều người thu gần 100 triệu đồng mỗi năm.

Những năm gần đây, trên địa bàn xã Quang Lịch (Kiến Xương - Thái Bình) có nhiều gia đình lựa chọn mô hình trang trại, gia trại chăn nuôi tổng hợp để phát triển kinh tế. Ði đầu trong phong trào phát triển kinh tế này là ông Nguyễn Hữu Mạnh, thôn Luật Trung.

Hiện tại, nhiều nhà vườn trồng vú sữa trên địa bàn huyện Châu Thành A (Hậu Giang) đang bước vào thời điểm thu hoạch vú sữa đầu vụ. Tuy nhiên, khác hẳn với các năm trước, hiện người dân đang hái vú sữa trong nỗi lo về năng suất giảm và giá bán đang tuột dốc.

Nhằm đảm bảo thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp, vụ xuân năm nay huyện Quang Bình tiếp tục chỉ đạo thực hiện quy hoạch sản xuất cánh đồng mẫu lúa, ngô với phương châm chỉ đạo nhân dân tập trung sản xuất, đầu tư thâm canh để tăng năng xuất, sản lượng cây trồng góp phần tăng thu nhập cho nhân dân.

Dâu tây trồng trong nhà kính, trên giá thể không còn là chuyện lạ với người dân Đà Lạt. Nhưng vườn dâu nhà anh Nguyễn Đức Mai, số 9 Ngô Văn Sở, Đà Lạt vẫn rất được chú ý bởi thay vì trồng một tầng, anh Mai đã tạo ra một vườn dâu có ba tầng, tăng mật độ dâu trên cùng một diện tích đất.