Tôm Cà Mau Giảm Giá Trị Do Xuất Khẩu Sản Phẩm Thô
Giá trị xuất khẩu con tôm Cà Mau luôn tăng qua các năm, đạt trên 1,2 tỷ USD trong năm 2014. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế cho thấy, phần lớn được xuất dưới dạng sản phẩm thô, mới qua sơ chế, làm giảm giá trị sản phẩm, chỉ có khoảng 40% sản phẩm có giá trị gia tăng được xuất khẩu.
Trong 155 nghìn tấn tôm của năm 2014 thì có đến trên 92 nghìn tấn sản phẩm được xuất khẩu dưới dạng thô sang các nước, chỉ có khoảng 63 nghìn tấn được chế biến thông qua dây chuyền sản xuất hiện đại, cho ra nhiều dòng sản phẩm mang lại giá trị gia tăng, thu lợi kinh tế cao.
Toàn tỉnh hiện có 32 công ty, 38 xí nghiệp trực thuộc với tổng công suất thiết kế trên 190 tấn/năm. Tuy nhiên do nguồn nguyên liệu tại chỗ chưa thể đáp ứng, trong đó có tình trạng tôm nguyên liệu Cà Mau “bơi” ra ngoài tỉnh, buộc các công ty phải nhập tôm từ nước ngoài, song cũng chưa thể đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Đáng chú ý là tôm nguyên liệu của trên 10 nghìn hecta tôm sinh thái được Tổ chức Naturland của Đức công nhận, nếu xuất thô hay “chạy” sang các tỉnh là một sự hoang phí so với ưu thế thương hiệu tôm sạch của địa phương.
Hiện, sản phẩm xuất khẩu của con tôm Cà Mau có mặt trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, trọng điểm tại: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và các nước Tây Á.
Related news
Bạc Liêu áp dụng các mô hình 3 giảm, 3 tăng trong sản xuất lúa; luân canh tôm – lúa; nuôi sò huyết trong ao nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh; trồng măng tây… được nhiều nông dân hưởng ứng phát triển mạnh.
Với mục đích cùng giúp nhau phát triển nghề nuôi ong, nhiều hộ dân xã Nghĩa Mỹ, thị xã Thái Hòa (Nghệ An) đã tập hợp nhau lại thành Tổ hợp tác nuôi ong nội lấy mật. Tổ hợp tác là nơi các thành viên trao đổi kỹ thuật, kinh nghiệm, chia sẻ, hỗ trợ nhau tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Năm nay, nông dân trồng mía ở đồng bằng sông Cửu Long phấn khởi vì vừa trúng mùa, vừa được giá. Song cũng có không ít người tiếc nuối vì trót phá bỏ cây mía để trồng cây khác.
Dù không có lợi thế về khí hậu, đất đai, song Hà Nam đã đặt ra mục tiêu trở thành “thủ phủ” nuôi bò sữa giữa đồng bằng sông Hồng với số lượng có thể lên tới 15.000 con.
Quả dài đến 40cm, nặng hàng chục kg, giống bí lạ khổng lồ này được bà con đồng bào dân tộc Mường tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Phú Thọ… trồng làm thức ăn thay rau hàng ngày.