Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thay Nếp Nghĩ Cũ Cho Đồng Bào Dao, Nùng.

Thay Nếp Nghĩ Cũ Cho Đồng Bào Dao, Nùng.
Ngày đăng: 17/06/2012

Hết lòng với ND, đó là phương châm làm việc của anh Dương Quang Tiến - Chủ tịch Hội ND xã Thượng Đình, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Gần 20 năm làm thủ lĩnh nông dân, anh Tiến được hội viên, ND tin tưởng.

Năm 1988, hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh Tiến bắt tay vào làm kinh tế. Với sự nhiệt tình của tuổi trẻ, năm 1991 anh được bầu làm Bí thư đoàn xã.

Duyên với hội ND

Gắn bó với thanh niên, cùng thanh niên tham gia giúp bà con trong xã, anh hiểu những khó khăn bà con đang gặp. "Thượng Đình có 2.120 hộ thì 288 hộ thuộc diện nghèo, 90% người dân sống chủ yếu bằng nghề nông, quanh đi quẩn lại vẫn là ruộng đồng… nhưng phương thức canh tác chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, phụ thuộc vào... ông trời nên cuộc sống hết sức khó khăn. Phải tìm ra cách làm mới để giúp bà con thoát nghèo" - anh Tiến bày tỏ.

Năm 1994, Đại hội đại biểu Hội ND xã, anh Tiến đứng ra ứng cử và được hội viên tín nhiệm bầu vào BCH Hội ND xã và anh được bầu làm Chủ tịch Hội với hơn 90% số phiếu bầu. "Tham gia ứng cử vào BCH Hội ND, tôi chỉ có suy nghĩ muốn gắn bó với Hội ND để giúp ND được nhiều hơn" - anh Tiến chia sẻ. Ngày mới nhận chức Chủ tịch Hội ND xã, toàn xã chỉ có 134 hội viên sinh hoạt ở 10 chi hội; đến nay hầu như hộ nào cũng có hội viên ND sinh hoạt ở 15 chi hội.

Làm cho dân tin

Anh Tiến tâm sự, Thượng Đình có 5 dân tộc trong đó chủ yếu là đồng bào Dao, Nùng, Tày. Nhận thức của đồng bào còn hạn chế, là trở ngại trong việc vận động đồng bào thay nếp nghĩ, cách làm. Anh phải đến từng thôn, xóm, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của địa phương về phát triển nông nghiệp, nông thôn; giảng giải cho bà con cái được của thay đổi tập quán sản xuất, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng... và anh là người làm trước để bà con nhìn thấy tận mắt.

"Tham gia ứng cử vào BCH Hội ND, tôi chỉ có suy nghĩ là muốn gắn bó với Hội ND để giúp ND được nhiều hơn".

Anh còn hướng dẫn cho bà con chuyển đổi giống cây trồng, đưa những giống lúa mới, năng suất cao như: Lúa tẻ HT9, SH4 vào trồng để giúp bà con tăng thu nhập. Bên cạnh đó, anh cùng với BCH Hội ND xã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất cho ND. Năm 2011, Hội đã tổ chức 20 lớp, có lớp thu hút 250 học viên theo học.

Từ những lớp học này nhiều ND đã áp dụng thành thạo kiến thức vào sản xuất, mang lại thu nhập cao, như anh Dương Văn Phán - chủ trang trại nuôi ba ba và gà. Mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng tạo công việc ổn định cho 32 lao động địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Khóm Tân Phước Liên Tục Rớt Giá Khóm Tân Phước Liên Tục Rớt Giá

Giá khóm tại Tân Phước (Tiền Giang) hiện đang rớt giá mạnh khiến nhiều nông dân lo lắng. Qua khảo sát tại các điểm thu mua, giá khóm hiện chỉ trên dưới 1.000 đồng/kg nhưng lượng mua vào rất ít.

26/06/2014
Quảng Ninh Xây Dựng Thương Hiệu Nông Sản Tu Hài Vân Đồn Quảng Ninh Xây Dựng Thương Hiệu Nông Sản Tu Hài Vân Đồn

Theo ông Đinh Trung Kiên, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), nghề nuôi trồng tu hài đã phát triển nhiều năm nay ở địa phương. Đến nay, Vân Đồn đã có khoảng 100 hộ gia đình và 3 doanh nghiệp nuôi tu hài, thu hút một lượng lớn lao động và mang lại thu nhập khá cao cho ngư dân trong vùng.

26/06/2014
Đưa Nông Sản Việt Vào Hệ Thống Bán Lẻ Quốc Tế Đưa Nông Sản Việt Vào Hệ Thống Bán Lẻ Quốc Tế

Hiện cả nước có 6.000 cơ sở chế biến có công nghệ thiết bị tương đối hiện đại, trong đó, hơn 2.000 cơ sở chế biến nông sản, 570 cơ sở chế biến thủy sản và 3.000 cơ sở chế biến gỗ. Một số ngành đã đáp ứng được yêu cầu chất lượng đối với các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản…, điển hình như thủy sản, nhân hạt điều, hồ tiêu, đồ gỗ...

27/11/2014
Tái Cơ Cấu Ngành Lâm Nghiệp Theo Hướng Nâng Cao Giá Trị Gia Tăng Và Phát Triển Bền Vững Tái Cơ Cấu Ngành Lâm Nghiệp Theo Hướng Nâng Cao Giá Trị Gia Tăng Và Phát Triển Bền Vững

Thanh Hóa là tỉnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn, với 626.757 ha, trong đó có 567.000 ha rừng và gần 60.000 ha đất chưa có rừng. Đây là tiềm năng lớn để tạo bước đột phá cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên tiềm năng này chưa được khơi dậy một cách hiệu quả, bền vững.

27/11/2014
Cây Mía Bắt Đầu Phát Triển Trên Đất Trảng Bàng (Tây Ninh) Cây Mía Bắt Đầu Phát Triển Trên Đất Trảng Bàng (Tây Ninh)

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế của ngành chức năng thì hiệu quả kinh tế của cây mía chưa cao, nhất là những diện tích mía tơ (năm đầu) lợi nhuận thấp (chỉ khoảng 3 triệu đồng/ha). Cũng do những vùng đất này trước bị bỏ hoang, nên dinh dưỡng trong đất kém, do đó phải chờ đến năm thứ 2, thứ 3 (mía gốc), nông dân mới có lợi nhuận từ 15 đến 20 triệu đồng/ha/năm.

26/06/2014