Tọa đàm về giống cây trồng biến đổi gen

Tham gia buổi tọa đàm có các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành và các doanh nhân trong lĩnh vực nông nghiệp như: GS.TS Bùi Chí Bửu, GS.TS Võ Tòng Xuân, GS.VS.TS Trần Đình Long...
Bà Tôn Nữ Thị Ninh, Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển TP Hồ Chí Minh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Xã hội và Giáo dục Trí Việt chủ trì buổi tọa đàm.
Buổi tọa đàm tập trung vào ba chủ đề, là: Những tác động của cây trồng biến đổi gen đối với môi trường, đa dạng sinh học và sức khỏe con người; cây trồng biến đổi gen có phải là giải pháp tối ưu cho ngành nông nghiệp Việt Nam; những tác động của cây trồng biến đổi gen tại Việt nam đối với sản xuất nông nghiệp bền vững, đời sông nhân dân, an ninh lương thực, chủ quyền kinh tế.
Được biết, cây trồng biến đổi gen được đầu tư nghiên cứu và khảo nghiệm tại Việt Nam từ năm 2006. Tuy nhiên, ở Việt Nam và trên thế giới loại cây trồng này vẫn là một đề tài gây nhiều tranh luận trong cả giới lập pháp, cộng đồng học thuật lẫn công chúng.
Related news

Lượng rơm rạ sau thu hoạch ở nước ta rất lớn, ước khoảng gần 46 triệu tấn/năm. Nguồn rơm rạ này có thể tận dụng, cho giá trị kinh tế cao, bảo vệ môi trường.

Nuôi tôm theo mô hình CPF-Combine version 2, chỉ sau 105 ngày thả nuôi, anh Châu Minh Tâm ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng đã thu về lợi nhuận hơn 1,1 tỷ đồng.

Nghề nuôi cá lóc bông ở Ninh Bình mỗi năm chỉ cho thu hoạch một lần vào dịp Tết Nguyên đán nên giá rất cao. Mỗi vụ cá, người nông dân thu về cả trăm triệu đồng.

Mới đầu tháng Chạp, hàng trăm nghìn chậu cúc pha lê, cúc đại đóa ở làng hoa cúc Quảng Ngãi đã hết hàng. Nhiều gia đình thu lãi hàng trăm triệu đồng.

Hiện chim công xanh trưởng thành trên thị trường đang được bán với giá 13 - 15 triệu đồng/cặp, riêng chim công khổng tước và ngũ sắc giá lên tới 20-25 triệu/cặp