Hồ Tiêu Việt Nam Tiếp Tục Giữ Vị Trí Hàng Đầu Thế Giới

Năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu trên 134.000 tấn tiêu, thu về gần 900 triệu USD. Đây là giá trị cao nhất trong lịch sử ngành hồ tiêu Việt Nam từ trước đến nay. Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA) dự báo, sản lượng của vụ mùa tiêu năm 2014 này của cả nước tăng không nhiều. Nhưng do nguồn cung tiêu trên thế giới sụt giảm nên giá tiêu xuất khẩu sẽ tiếp tục đứng ở mức cao.
Trong những năm gần đây, hồ tiêu là mặt hàng nông sản duy nhất giữ được sự ổn định cao trong sản xuất và xuất khẩu. Năm 2013, xuất khẩu tiêu tăng trưởng cao và được giá. Theo dự báo, nhu cầu hạt tiêu trên thế giới ngày càng cao nhưng nguồn cung chịu nhiều hạn chế. Hiện tại, lợi thế đang thuộc về Việt Nam với điều kiện sản xuất tốt và sản lượng lớn.
Năm 2013, Việt Nam nắm giữ 50% sản lượng tiêu xuất khẩu của toàn thế giới. Khoảng 95% tiêu trong nước là phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu.
Cả nước đang có 13 nhà máy chế biến tiêu đạt tiêu chuẩn cao nên đáp ứng tốt các tiêu chuẩn của cả những thị trường khó tính. Sản phẩm tiêu Việt Nam hiện đang có mặt ở 80 quốc gia, vùng lãnh thổ trong đó Hoa Kỳ là thị trường số 1 của ngành tiêu Việt Nam, tiếp theo là Đức.
Theo đánh giá của VPA, sản xuất hồ tiêu trong nước đã có những bước chuyển dịch lớn, nhanh và rộng, từ cách sản xuất tự phát theo tập quán địa phương đến phương pháp canh tác mới, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Để giữ nguồn dinh dưỡng cho đất, phục vụ cho việc sản xuất tiêu sạch, người trồng tiêu đang thay dần thói quen dùng phân hóa học sang sử dụng phần lớn phân hữu cơ.
Một số nơi, người trồng tiêu cũng đã liên kết với nhau trao đổi kinh nghiệm chăm sóc, giữ hàng kiểm soát thị trường để không bị thương lái ép giá... Đến nay, Việt Nam tiếp tục giữ vị thế lớn về nguồn cung cho thị trường, nắm vai trò điều tiết thị trường và phân bổ nguồn cung.
Năm 2014, nguồn cung sản lượng tiêu khô của Việt Nam có khoảng 130.000 tấn và kim ngạch xuất khẩu cũng sẽ tương đương với năm 2013.
Năm 2013, giá tiêu xuất khẩu vượt ngưỡng kỷ lục. Năm 2014 này cũng được dự báo sẽ tiếp tục là năm thắng lớn của hồ tiêu Việt Nam với giá cao, xuất khẩu tốt. Bởi thể, VPA khuyến cáo người nông dân không nên ồ ạt mở rộng diện tích và hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo hiệu suất cây trồng.
Hiện, diện tích trồng hồ tiêu của cả nước khoảng 60.000ha, vượt cao hơn quy hoạch vùng tiêu, cả nước chỉ có 50.000 ha, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và miền Trung.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 10-9, ông Tiết Tiến Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau, cho biết vừa tiêu hủy 120 con tôm thẻ chân trắng bố mẹ nuôi vỗ trong bể ương của Trại sản xuất tôm giống Hoàng Duy (ấp 2, xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn, Cà Mau) do ông Chu Hoàng Thái làm chủ.

Trạm Khuyến nông huyện Vân Canh (Bình Định) vừa đưa vào nuôi thử nghiệm mô hình cá chình bông thương phẩm ở hai hộ gia đình ông Ung Minh Hải ở thôn 3, thị trấn Vân Canh và ông Phạm Văn Thanh ở thôn Hiển Đông, xã Canh Hiển. Tổng chi phí đầu tư cho mô hình gần 100 triệu đồng với lượng giống cá chình ban đầu thả nuôi là 70kg (loại giống có kích cỡ 100g/con).

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành kế hoạch phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2015 với mục tiêu đặt ra là khống chế diện tích dịch bệnh nguy hiểm dưới 5% diện tích thả nuôi; kiểm dịch 90% giống thủy sản sản xuất trong tỉnh; kiểm tra 80% giống tôm thẻ nhập từ ngoài tỉnh về trước lúc thả nuôi; 100% mẫu tôm bệnh, tôm giống được xét nghiệm và trả kết quả không quá 24 giờ.

Vào đầu tháng 8 Âm lịch hằng năm, nhiều địa phương ở Nghệ An lại bắt đầu thả cá giống vụ 3 trên ruộng lúa vùng sâu trũng, nhằm kiếm thêm nguồn thu nhập trong những tháng mùa nước nổi. Nuôi cá trên ruộng lúa (cá vụ 3) vùng thấp trũng đã trở thành nghề của nhiều hộ dân.

Trong những năm gần đây, Quỳnh Lâm còn là xã đi đầu trong việc phát triển trang trại, gia trại chăn nuôi đạt hiệu quả cao, góp phần quan trọng thay đổi diện mạo nông thôn, mang lại đời sống ấm no cho người nông dân.