Tổ hợp tác sản xuất nhãn tiêu da bò xã Tân Hạnh nhãn đã có mã code đi Mỹ
Hội thảo mô hình trồng nhãn tiêu da bò của Tổ hợp tác sản xuất xã Tân Hạnh.
Với mã số được cấp (PUC) là DE.09.02.01.001, Tổ hợp tác sản xuất nhãn tiêu da bò xã Tân Hạnh (Long Hồ) là đơn vị đầu tiên của tỉnh Vĩnh Long vinh dự được Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Vĩnh Long hỗ trợ xây dựng mô hình khắc phục bệnh chổi rồng và đủ điều kiện để cấp mã số vùng trồng theo các chỉ tiêu đảm bảo yêu cầu vệ sinh thực phẩm và tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật của Bộ Nông nghiệp Mỹ.
Mô hình trồng nhãn này có quy mô trên 10ha của hơn 25 hộ nông dân với độ tuổi cây trung bình từ 15 - 25 năm, đã được Chi cục BVTV tập huấn hướng dẫn quy trình phòng chống bệnh chổi rồng, thực hiện sản xuất theo hướng GAP (có ghi chép sổ tay nhật ký và làm nhà vệ sinh, chỗ pha thuốc, kho chứa thuốc BVTV…)
Mô hình được triển khai thực hiện từ tháng 4/2015 đến tháng 8/2015 đang cho trái và đã thu hoạch với năng suất rất cao (trên 17 tấn/ha).
Để được Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 2 cấp mã vùng trồng thì ngay từ đầu năm 2015, Chi cục BVTV Vĩnh Long đã phối hợp với chính quyền địa phương làm lễ phát động chiến dịch phòng chống dịch bệnh và chọn Tổ hợp tác sản xuất nhãn tiêu da bò xã Tân Hạnh đăng ký với Cục BVTV để đầu tư hướng dẫn quy trình kỹ thuật canh tác, các điều kiện để được cấp mã vùng trồng.
Sau khi được cấp mã vùng đến nay, quy trình sản xuất của bà con nông dân ở đây được giám sát chặt chẽ, dịch hại trên cây nhãn được theo dõi và phòng trừ kịp thời, đúng kỹ thuật, đảm bảo để cây nhãn phát triển tốt.
Các hộ tham gia vùng nhãn xuất khẩu đều tích cực thực hiện các quy trình sản xuất theo hướng dẫn của Chi cục BVTV tỉnh, nhãn cho năng suất cao, đồng đều, mã đẹp.
Bà con nông dân đang tập trung chăm sóc theo quy trình VietGAP, áp dụng biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, đặc biệt là sử dụng các loại thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học và đảm bảo đúng thời gian cách ly để tạo sản phẩm an toàn. Đây là tin vui với nông dân, mở ra cơ hội đối với người trồng vải và nhãn trong việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Việc được cấp mã số vùng trồng cho cây nhãn sẽ là điều kiện thuận lợi cho nhãn của Vĩnh Long được nhập khẩu vào thị trường Mỹ là tín hiệu đáng mừng cho nông dân Việt Nam. Đây là cơ hội lớn cho Việt Nam nhưng cũng đặt ra thách thức không nhỏ khi Mỹ là thị trường khó tính về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Vì vậy, người trồng nhãn, vải cần ý thức được rằng đây là cơ hội tốt cần nắm bắt, song họ cũng có những yêu cầu hết sức khắt khe về chất lượng sản phẩm, đặc biệt là về an toàn thực phẩm. Theo đó, bà con cần đổi mới phương thức sản xuất, trước hết là hình thành các mô hình sản xuất liên kết như hợp tác xã hoặc các nhóm nông dân cùng sở thích để tổ chức sản xuất hàng hóa.
Trong quá trình sản xuất, phải áp dụng các quy trình sản xuất an toàn như VietGAP hoặc GlobalGAP; áp dụng biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, đặc biệt là sử dụng các loại thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học để tạo sản phẩm an toàn.
Ngoài ra, việc xây dựng thương hiệu vùng, chỉ dẫn địa lý cho vải, nhãn sẽ rất có lợi cho việc xuất khẩu, khẳng định thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới.
Được biết, ngoài Tổ hợp tác sản xuất nhãn xã Tân Hạnh được cấp mã code đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường Mỹ đối với cây nhãn tiêu da bò thì hiện nay Trung tâm Thông tin nông nghiệp nông thôn trực thuộc Sở Nông nghiệp- PTNT cũng đang xúc tiến làm hồ sơ cấp mã code cho Tổ hợp tác sản xuất nhãn xuồng cơm vàng xã An Bình (Long Hồ), dự kiến trong tháng sau cũng sẽ được xét cấp mã code.
Có thể bạn quan tâm
Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có khoảng 658 ha nuôi chuyên tôm, sản lượng bình quân 7.600 tấn. Nuôi được tôm đã khó, để bán được sản phẩm, ngư dân cũng phải mướt mồ hôi.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 7 ước đạt 361.000 tấn, giảm 1,1% so với tháng 7 năm ngoái. Tuy nhiên, tính chung 7 tháng đầu năm thì sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản đều tăng so với cùng kỳ 2014.
Năm nay toàn tỉnh Nghệ An có hơn 1.350 ha nuôi tôm vụ 1. Là năm điều kiện thời tiết không thuận lợi, nắng nóng kéo dài, niền nhiệt tăng cao dẫn đến tôm nuôi bị nhiễm bệnh, năng suất đạt thấp hơn năm trước. Tính đến cuối tháng 7, sản lượng mới đạt 1.250 tấn (năm ngoái 1680 tấn). Những ngày này bà con nuôi tôm vùng TX Hoàng Mai đang tranh thủ thời tiết thuận lợi, tập trung thu hoạch tôm vụ 1, chuẩn bị thả tôm vụ 2:
Vịt là một trong 5 ngành hàng được ưu tiên lựa chọn phát triển trong Đề án tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp. Song đến thời điểm hiện nay, ngành hàng này vẫn chưa có những bước phát triển xứng tầm với tiềm năng và lợi thế vốn có.
Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của nông nghiệp vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, thời gian qua việc phát triển các mô hình chăn nuôi gặp nhiều khó khăn như bị dịch bệnh, thiên tai, giá thức ăn tăng cao nhưng thị trường tiêu thụ không ổn định…