Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tổ hợp tác sản xuất bưởi da xanh Phú Thành tiêu biểu trong thực hiện mô hình sản xuất liên kết

Tổ hợp tác sản xuất bưởi da xanh Phú Thành tiêu biểu trong thực hiện mô hình sản xuất liên kết
Ngày đăng: 21/09/2015

Trao đổi kỹ thuật trồng bưởi tại Tổ hợp tác Phú Thành.

Hiện nay, toàn tỉnh Bến Tre có 29 tổ hợp tác (THT) BDX, trong đó tiêu biểu nhất là THT sản xuất BDX Phú Thành, xã Quới Sơn, huyện Châu Thành.

Năng suất mô hình VietGAP tăng 4,5 tấn/ha so với đại trà

Ông Trịnh Ngọc Trung - Tổ trưởng THT sản xuất BDX Phú Thành cho biết: THT được thành lập cách nay 9 năm, ban đầu chỉ có 34 thành viên tham gia, với diện tích vườn bưởi là 21ha, đến nay đã phát triển lên 102 thành viên, với 47ha; từ 10 hộ đạt mô hình VietGAP nay tăng lên 18 hộ, với 10ha.

Ban quản lý có 5 thành viên, gồm 1 tổ trưởng, 3 tổ phó và 1 thư ký, có phân công cụ thể cho từng thành viên phụ trách theo từng cụm của địa bàn ấp.

Ban quản lý luôn gắn kết chặt chẽ với từng thành viên trong tổ để kịp thời đôn đốc, nhắc nhở việc tham gia thực hiện mô hình thi đua sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của THT.

Các hộ tham gia thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP đạt năng suất 12,5 tấn (không thực hiện theo VietGAP chỉ đạt 8 tấn), lợi nhuận 275 triệu đồng/ha/năm (đại trà: 160 triệu đồng) và được Cơ sở Hương Miền Tây bao tiêu sản phẩm. Đây là mô hình liên kết có nhà nông, nhà khoa học, nhà tín dụng và nhà thu mua cùng tham gia.

Ông Huỳnh Thanh Hải, thành viên THT chia sẻ:

Tổ luôn duy trì sinh hoạt định kỳ hàng tháng, với nội dung phù hợp và thiết thực.

Ban quản lý chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh và huyện, Hội Nông dân xã tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng và chăm sóc cây BDX, cách phòng trừ sâu bệnh, dịch hại trên cây trồng; thường xuyên tuyên truyền những vấn đề liên quan đến nội dung xây dựng mô hình kinh tế tập thể, đặc biệt là mô hình BDX sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

Các tổ viên thường xuyên tham gia hội thảo đầu bờ để trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, có sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, qua đó xử lý kịp thời những tình huống xảy ra trong quá trình xây dựng mô hình.

Trong hoạt động, Ban quản lý luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với lợi ích cho tổ. Tổ duy trì thực hiện mô hình liên kết “4 nhà”, phối hợp chặt chẽ giữa đầu vào và đầu ra. Đối với đầu vào, Tổ thường xuyên liên kết với các công ty phân bón và bảo vệ thực vật để ký hợp đồng cung cấp phân bón giá gốc hoặc trả chậm cho tổ viên, hội viên nông dân…

Chị Mai Thị Hoa, thành viên THT phấn khởi nói: “Nhờ tham gia THT mà 5 công BDX của gia đình tôi trúng mùa liên tục, bán giá cao, có năm thu hàng trăm triệu đồng. Trước đây, vườn nhà tôi là vườn tạp nên hiệu quả kinh tế không cao, hiện đã được cải tạo, trồng BDX, nay hơn 8 năm tuổi”.

Tiếp sức vốn mồi của Nhà nước

Năm 2013, THT BXD Phú Thành được hỗ trợ mua thiết bị máy móc, phân bón trong chương trình xây dựng nông thôn mới với số tiền 346 triệu đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 264 triệu đồng, vốn nông dân đối ứng 82 triệu đồng. Sau khi tái chứng nhận VietGAP năm 2013, HTX được Nhà nước hỗ trợ thêm 40 triệu đồng.

Năm 2014, Nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất vay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho những hộ có nhu cầu vốn để phát triển mô hình sản xuất BDX bền vững gồm 19 hộ vay, số tiền 340 triệu đồng hỗ trợ lãi suất là 11,488 triệu đồng. Năm 2015, tiếp tục được Nhà nước hỗ trợ cho 11 thành viên với số tiền 237 triệu đồng.

Ông Đàm Văn Hưng - chủ Cơ sở BDX Hương Miền Tây (huyện Mỏ Cày Bắc) cho biết: Nhiều năm qua, cơ sở phối hợp chặt chẽ với THT BDX Phú Thành để tạo vùng nguyên liệu bằng cách thông qua các buổi tọa đàm, hội thảo kỹ thuật sản xuất, kinh doanh, hàng năm đều có ký kết hợp đồng thu mua BDX giữa THT và doanh nghiệp với số lượng 300 tấn, có lịch giao bưởi cụ thể theo từng thời điểm, bà con nông dân rất phấn khởi vì hàng hóa có đầu ra lại không bị ép giá.

Ông Huỳnh Văn Bảy, thành viên THT nói: “Việc THT ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Cơ sở BDX Hương Miền Tây làm nông dân phấn khởi. Nông dân chỉ cần tập trung đầu tư kỹ thuật sản xuất, còn đầu ra thì có THT lo. Mấy năm nay, nhờ 3 công BDX 8 năm tuổi mà mỗi năm gia đình tôi thu lợi ngoài 200 triệu đồng”.

Thông qua sự hỗ trợ của ngành Nông nghiệp, Ban quản lý đã thực hiện tốt công tác duy trì hoạt động, tìm thị trường tiêu thụ, dịch vụ đầu vào và đầu ra cho THT, góp phần phát triển mô hình kinh tế tập thể, giảm chi phí đầu tư, hạn chế thương lái ép giá, tăng giá thành nông sản theo mô hình sản xuất và tiêu thụ tập trung.

Thông qua đó, đã chuyển giao những kiến thức, tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các thành viên trong Tổ kịp thời ứng dụng vào sản xuất đạt hiệu quả kinh tế, góp phần thực hiện tiêu chí số 10 về thu nhập, cũng như xây dựng mô hình kinh tế tập thể; thực hiện tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất trong xây dựng nông thôn mới.

Cuối năm, các thành viên đều đạt mô hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện và tỉnh. Thông qua việc thực hiện phong trào thi đua nông dân sản xuất giỏi, THT đã tập trung thực hiện các tiêu chí thi đua cũng như quy trình hoạt động của Ban quản lý đưa ra.

“Hiện nay, đối với các vườn trong thời kỳ kinh doanh (BDX đang cho trái ổn định) có trên 40% tổ viên đạt trên 200 triệu đồng/ha, đối với các vườn trong thời kỳ kiến thiết cơ bản thì cây đang phát triển tốt”- ông Nguyễn Văn Trung cho biết thêm.


Có thể bạn quan tâm

Nhãn, Vải Việt Nam Xuất Sang Mỹ “Cửa” Đã Mở Nhưng Không Dễ Vào Nhãn, Vải Việt Nam Xuất Sang Mỹ “Cửa” Đã Mở Nhưng Không Dễ Vào

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, hiện Mỹ là thị trường tiêu thụ rau, quả lớn thứ tư của Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết trái cây Việt Nam mới chỉ cung ứng cho bộ phận người Châu Á, chưa xâm nhập rộng được vào thị trường này. Thêm nữa, việc đồng ý cho vải, nhãn vào thị trường Mỹ chỉ là bước đầu, còn việc hai loại trái cây này có thể vào được và tồn tại trên thị trường đầy thách thức này là cả vấn đề.

18/09/2014
Hợp Tác, Khai Thác Mặt Hàng Quả Thanh Long Bình Thuận Tiêu Thụ Tại Hà Nội Hợp Tác, Khai Thác Mặt Hàng Quả Thanh Long Bình Thuận Tiêu Thụ Tại Hà Nội

Thanh long là cây trồng đặc sản có lợi thế cạnh tranh trong 9 loại cây trồng ở nước ta mà Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xác định. Tính đến nay, Bình Thuận có trên 23.000 ha thanh long với sản lượng thu hoạch 600.000 tấn/năm. Bên cạnh việc xuất khẩu, trái thanh long Bình Thuận hiện đã có mặt hầu hết trên các thị trường trong nước, tuy nhiên sản lượng tiêu thụ chưa nhiều, còn bấp bênh, giá cả không ổn định.

18/09/2014
Gạo Non-Basmati Của Ấn Độ Dự Định Gạo Non-Basmati Của Ấn Độ Dự Định "Tấn Công" Thị Trường Trung Quốc

Theo các doanh nghiệp Ấn Độ, Trung Quốc từ chối nhập khẩu gạo non-basmati của Ấn với lý do không đạt được thỏa thuận chung về định mức an toàn vệ sinh. Song, phía thương nhân Ấn khẳng định gạo của nước này có chất lượng khá tốt và họ sẽ đưa ra mức giá hợp lý nếu Trung Quốc chấp nhận nhập khẩu.

18/09/2014
Bệnh Chổi Rồng Ở Nhãn Bệnh Chổi Rồng Ở Nhãn "Đốt" Hơn 100 Tỷ Nhưng Vẫn Vô Phương Cứu Chữa

Trong 3 năm trở lại đây bệnh chổi rồng đã phá khoảng 6.000 ha nhãn ở ĐBSCL, ngành nông nghiệp chi hơn 100 tỷ đồng mua thuốc BVTV phòng, chống bệnh nhưng không hiệu quả.

18/09/2014
Ồ Ạt Sản Xuất Lúa “Siêu Trung Quốc” Chất Lượng Chỉ Để Cho... Gà Ăn! Ồ Ạt Sản Xuất Lúa “Siêu Trung Quốc” Chất Lượng Chỉ Để Cho... Gà Ăn!

Nhiều năm qua, nông dân vùng ĐBSCL đã không ngừng mở rộng diện tích sản xuất giống lúa IR50404. Và bây giờ, người dân còn ồ ạt sản xuất giống lúa Ma Lâm 202 (ML202).

18/09/2014