Tình trạng nghêu chết mới tại vùng biển Gò Công đã giảm
Đến nay, Chi cục Thú y đã thực hiện 5 đợt thu mẫu tăng cường trong suốt quá trình xảy ra tình trạng nghêu chết để xét nghiệm các chỉ tiêu thủy lý hóa, vi khuẩn, mô bệnh học, ký sinh trùng Perkinsus sp. Qua tổng hợp các kết quả xét nghiệm cho thấy, đến thời điểm hiện tại chưa đủ cơ sở để khẳng định nghêu chết là do bệnh nên gây chết nghêu lớn nhất là do sự biến động của yếu tố môi trường.
Để hạn chế thiệt hại cho người nuôi nghêu trong các vụ nuôi sắp tới, Chi cục Thú y khuyến cáo cáo bà con nuôi nghêu không nên thả nuôi với mật độ quá dày. Đối với nghêu trung (200-300 con/kg) nên duy trì ở mật độ 100-200 con/m2.
Bà con nên tranh thủ thu hoạch nghêu đạt kích cỡ thương phẩm trước thời điểm Tết âm lịch hàng năm để tránh thời gian thường xảy ra tình trạng nghêu chết hàng năm. Đồng thời cần thực hiện việc cày xới nền đáy (nếu có điều kiện) nhằm làm giảm thiểu ô nhiễm trong bùn tích tụ qua các năm gây ảnh hưởng cho sự phát triển của nghêu nuôi.
Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT, trong vài ngày qua tiếp tục có một đợt gió chướng mạnh, vì vậy nhiều khả năng số nghêu nuôi còn lại sẽ tiếp tục bị thiệt hại. Do đó, Sở Nông nghiệp và PTNT yêu cầu Chi cục Thú y và Chi cục Thủy sản tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình và thực hiện các công việc quan trắc môi trường và mầm bệnh, đồng thời đánh giá các tác động của các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến tình hình thiệt hại nghêu trong thời gian qua để làm cơ sở xác định khả năng hỗ trợ thiệt hại theo Quyết định 142/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Related news
Mô hình trang trại chăn nuôi bò bán công nghiệp kết hợp đào ao thả cá và trồng rừng cho thu nhập hơn tỉ đồng mỗi năm của gia đình ông Nguyễn Khắc Vân ở thôn Đồng Bưởi, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên đã trở thành một tấm gương điển hình về phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.
Năm 2015, được sự tư vấn giúp đỡ của Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa và Trạm Khuyến nông huyện Yên Định, câu lạc bộ chăn nuôi gà thịt theo chuỗi giá trị tại xã Yên Lâm được thành lập theo phương châm: liên kết hỗ trợ nhau trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Việc gia nhập Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển, nhưng đồng thời cũng đặt ra không ít thách thức mà Việt Nam cần phải vượt qua, trong đó có thách thức đối với ngành chăn nuôi Việt Nam.
Một nghịch lý trong ngành chăn nuôi diễn ra suốt thời gian qua là không ít hộ chăn nuôi phải “treo chuồng” bỏ nghề vì suất đầu tư quá lớn.
Chăn nuôi là ngành được các chuyên gia kinh tế đánh giá sẽ gặp nhiều khó khăn nhất khi Việt Nam tham gia hội nhập sâu, đặc biệt là khi Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực.