Chị Nguyễn Thị Ngọc Lệ Trồng Táo Đạt Năng Suất Cao

Năm 2007, chị Nguyễn Thị Ngọc Lệ 31 tuổi, ở thôn Trường Thọ (xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước) trồng táo trên diện tích 3,5 sào đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao.
Chị Lệ được tham gia lớp tập huấn kỹ thuật trồng táo do Hợp tác xã nông nghiệp Trường Thọ phối hợp với Công ty Thái Việt Mỹ tổ chức. Chị áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào việc chăm sóc vườn táo, từ cách bón phân, tưới nước đến biện pháp phòng trừ ruồi vàng đục trái. Nhờ đất tốt, thời tiết thuận lợi, chăm sóc đúng kỹ thuật nên vườn táo của chị xanh tốt cho sản lượng mỗi năm 30 tấn trái. Với giá táo trung bình 6.000 đồng/kg, chị thu lợi nhuận trên 120 triệu đồng/năm. Bà con nông dân gần xa đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm trồng táo của gia đình chị Lệ. Nhờ cây táo đem lại hiệu quả kinh tế cao, chị Nguyễn Thị Ngọc Lệ có cuộc sống ổn định.
Có thể bạn quan tâm

Để phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam, điều tiên quyết là nhất thiết cần tiến hành tốt công tác tái canh những vườn cà phê già cỗi. Tuy nhiên việc này đang gặp không ít khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện, nhất là vấn đề nguồn giống và nguồn vốn.

Vườn cây già cỗi dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp; thời tiết bất lợi, dịch bệnh đe dọa ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng; giá cả phập phù làm nông dân luôn phải chạy theo thị trường... Đó là thực trạng đáng lo ngại mà ngành cà phê Việt Nam cần sớm tháo gỡ.

Liên kết, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp luôn được sự quan tâm, sâu sát của các ngành chức năng.

Gần 30 năm đổi mới, nhiều chuyên gia nhận định: Thành tựu nổi bật nhất của ngành nông nghiệp ĐBSCL và cả nước là đưa nước ta từ thiếu ăn đến đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, đảm bảo dự trữ quốc gia và xuất khẩu gạo nhiều năm liền đứng hàng thứ 2 trên thế giới.

Ngày 30-10, Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng phối hợp với Công ty TNHH Yanmar Việt Nam tổ chức Hội thảo mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bã thải rơm rạ tại xã Mỹ Hương (huyện Mỹ Tú).