Tình Hình Sản Xuất Thủy Sản Tháng 7/2014
Tháng 07/2013, mặc dù trên biển Đông xuất hiện cơn bão số 2, có tên quốc tế là Rammasun, với cường độ mạnh đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất khai thác hải sản của ngư dân các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Bình, cũng như người nuôi tại một số tỉnh,. Tuy nhiên, ảnh hưởng của cơn bão chưa gây tác động nhiều đến kết quả sản xuất trong tháng.
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, tổng sản lượng thủy sản trong tháng ước đạt 596 nghìn tấn, trong đó sản lượng khai thác 231 nghìn tấn, sản lượng nuôi trồng 365 nghìn tấn. Lũy kế 7 tháng đầu năm sản lượng thủy sản tiếp tục tăng cao hơn so với cùng kì năm 2013. Tổng sản lượng thủy sản ước đạt xấp xỉ 3,5 triệu tấn (tăng 4,3%) trong đó sản lượng khai thác 1,6 triệu tấn (tăng 5,3%), sản lượng nuôi trồng 1.8 triệu tấn (tăng 3,3%)
Về khai thác, theo báo cáo của các địa phương, sản lượng trong tháng 7 ước đạt 231 nghìn tấn (khai thác hải sản đạt 214 nghìn tấn; khai thác nội địa đạt 17 nghìn tấn) so với cùng kỳ năm 2013 tăng 3,8%. Trong đó khai thác biển tăng 4,2%; khai thác nội địa tương đương cùng kỳ.
Vào ngày 15/7/2014, sau khi phía Trung Quốc đã rút giàn khoan ra Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam, tàu cá của ngư dân ta thường xuyên hiện diện tại khu vực thuộc vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa, DK1 khoảng từ 985-1.659 chiếc/ngày, tăng so với cùng kỳ tháng 7 năm 201, tiếp tục hoạt động khai thác theo hình thức liên kết theo mô hình tổ/ đội sản xuất
Về nuôi trồng, đối với sản xuất cá tra, diện tích nuôi lũy kế từ đầu năm đạt 3.440ha, sản lượng thu hoạch đạt 539.187 tấn. Giá cá tra nguyên liệu trung bình tại ao là 21.500 đồng/kg, cao nhất là 24.500 đồng/kg, thấp nhất là 20.500 đồng/kg. Tuy giá cá tra trong tháng giảm nhẹ so với tháng trước, nhưng so với cùng kỳ 2013 vẫn cao hơn từ 2.000- 3.000 đồng/kg
Đối với sản xuất tôm, tình hình dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp do thời tiết có nhiều bất lợi, ở một số nơi, người nuôi chưa tuân thủ lịch mùa vụ, cải tạo ao nuôi, ngắt vụ theo khuyến cáo và hướng dẫn của cơ quan quản lí thủy sản địa phương, thậm chí vẫn tiếp tục thả nuôi trong thời gian công bố lịch. Diện tích bị bệnh chủ yếu xảy ra ở trên tôm nuôi thâm canh và bán thâm canh, trên cả tôm sú và tôm chân trắng.
Các bệnh chủ yếu vẫn là bệnh đốm trắng ở thời gian đầu vụ, bệnh hoại tử gan tụy cấp, bệnh hoại tử cơ quan tạo máu, bệnh đầu vàng. Tuy vậy, theo báo cáo tổng hợp từ các địa phương, diện tích và sản lượng tôm vẫn tăng so với cùng kì 2013.
Cụ thể, tổng diện tích thả nuôi tôm trong 7 tháng đầu năm 2014, đạt 644.193 ha (tăng 10,3% so với cùng kì 2013), trong đó diện tích tôm sú là 562.492 ha (tương đương cùng kì) , diện tích tôm thẻ chân trắng là 81.701 ha tăng 245,3% so với cùng kì.
Sản lượng thu hoạch lũy kế đạt 317.305 tấn, tăng 189,3% so với 2013, trong đó sản lượng tôm sú là 152.035 tấn (tăng 91%), tôm thẻ chân trắng là 165.269 tấn (tăng 449,4%) Sản lượng tôm tăng cao, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng do người nuôi được mùa, được giá nên nhiều địa phương, người dân thả nuôi tôm vụ 3, đồng thời năm 2014 chuyển nhiều diện tích nuôi từ tôm sú sang tôm thẻ.
Giá tôm cũng đã tăng trở lại và tương đối ổn định. Trong tuần báo cáo, giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng đã tăng nhẹ so với tuần trước; giá tôm sú cao hơn 40-50.000 đồng/kg so với năm 2013 và giá tôm thẻ ở mức tương đương với thời điểm cùng tháng 7 /2013.
Có thể bạn quan tâm
Gia đình anh Phạm Văn Bình ở thôn Tân Lập (xã Ea Kpam, huyện Cư M’gar, Dak Lak) có 5 sào đất trồng cà phê. Qua tìm hiểu tư liệu thông tin và được tham gia lớp tập huấn kỹ thuật thâm canh cây cà phê do Hội Nông dân tổ chức, năm 2006, anh quyết định mua 30 cây bơ ghép về trồng thử nghiệm trên rẫy. Kết quả cây bơ lớn nhanh, đồng thời tạo điều kiện cho cây cà phê thêm xanh bởi cây bơ che bóng mát và giữ độ ẩm đất tốt, nhất là vào các tháng mùa khô.
Suốt 3 năm thử nghiệm mô hình nuôi cá chiên nơi nước tĩnh, ông Chu Đức Minh, thị trấn Na Hang, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đã thành công ngoài mong đợi...
Mô hình nuôi gà thả vườn, đồi quy mô lớn đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta. Tuy nhiên, trong suy nghĩ của người dân, nuôi thả vườn phải có đất rộng, cây cối um tùm để gà tha hồ chạy nhảy. Song thực tế cho thấy kiểu nuôi đó còn bất cập.
Năm nay, giá nhiều loại cây giống không chỉ tăng mà tiêu thụ cũng có phần dễ dàng hơn so với cùng kỳ năm trước. Đến thời điểm này, một số loại cây giống đã có dấu hiệu hút hàng do sức mua tăng trong khi nguồn cung giảm…
Ông Nguyễn Thế Vũ, Phó Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản thuộc Sở NN-PTNT Bình Định, cho biết: Tình trạng hạn hán kéo dài từ đầu năm đến nay đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nước ngọt; nguồn nước tại các ao, hồ, sông, suối trên địa bàn tỉnh bị khô kiệt đã làm cho diện tích nuôi cá bị thu hẹp đáng kể. Đến nay, toàn tỉnh mới thả nuôi được gần 720 ha diện tích cá nước ngọt, chỉ bằng 33,6% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, nuôi cá trong các hồ chứa nước 605 ha, nuôi cá trong ao lót bạt 10,4 ha. Ngoài ra, việc nuôi cá lồng trong các hồ chứa cũng sụt giảm, thể tích lồng nuôi cá nước ngọt chỉ đạt 7.600m3, bằng 64,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, do nguồn nước bị khô kiệt, việc duy trì sản xuất, bảo vệ đàn cá giống bố mẹ tại Trạm Thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Mỹ Châu đang hết sức khó khăn.