Tìm Giải Pháp Tiêu Thụ Gia Cầm Cho Người Dân Kết Nối Trang Trại Với Lò Mổ, Siêu Thị...

Ngày 4.3, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm (CGC) đã họp bàn các giải pháp tiêu thụ gia cầm cho nông dân.
Các đại biểu cho rằng, trong thời gian qua có hiện tượng tuyên truyền quá đà, đi quá sâu vào vấn đề phòng chống dịch nên đã tác động tới giá gia cầm và sản phẩm gia cầm giảm. Thậm chí, một số địa phương còn tuyên truyền với nội dung khuyên người tiêu dùng không nên ăn sản phẩm gia cầm. Vấn đề này cần phải được chấn chỉnh ngay để vừa không để người dân chủ quan với dịch bệnh nhưng cũng không ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm gia cầm.
Ông Nguyễn Văn Trong - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, hiện giá gia cầm và sản phẩm gia cầm đã giảm rất mạnh. Giá gà công nghiệp chỉ ở mức 25.000 - 26.000 đồng/kg, giá giống gia cầm có nơi chỉ bán được 2.000 đồng/con. Thê thảm hơn, giá trứng gia cầm ở nhiều trang trại chăn nuôi quy mô lớn chỉ bán được từ 1.100 - 1.500 đồng/kg.
Phải bán 2 quả trứng mới đổi được một cốc trà đá. “Giá gia cầm và sản phẩm gia cầm không chỉ giảm mà tiêu thụ gia cầm hiện cũng đang gặp khó khăn. Mới đây nhất, tôi cũng được phản ánh là một số tỉnh đã “cấm cửa” không cho vận chuyển gia cầm đi qua địa bàn tỉnh của họ” - ông Trọng nói.
Ông Đàm Xuân Thành - Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết, trong tuần qua đã có thêm 9 tỉnh, thành phát sinh 26 ổ dịch CGC với số gia cầm mắc bệnh và bị tiêu huỷ là hơn 80.000 con. Như vậy, dịch CGC đã xuất hiện tại 22 tỉnh, thành, trong đó các tỉnh Nam Định, Long An, Kon Tum, Đăk Lăk dịch đã qua 21 ngày.
Trả lời phóng viên Báo NTNN, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám cho biết: “Tôi rất thích ăn thịt gà và hiện tại tôi vẫn ăn gà bình thường. Người tiêu dùng cần bình tĩnh, lựa chọn sản phẩm gia cầm có nguồn gốc, ăn chín, uống sôi thì vẫn an toàn”,
Vấn đề nhiều thành viên Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch CGC băn khoăn nhất là làm thế nào để tiêu thụ được sản phẩm gia cầm cho người chăn nuôi. Đại diện Cục chăn nuôi cho biết, hiện đã có quy định chứng nhận sản xuất an toàn sinh học nhưng hầu như các địa phương chưa triển khai được chứng nhận này cho người chăn nuôi.
Đại diện Cục Thú y cho rằng cục này có chức năng chứng nhận nguồn gốc sản phẩm gia cầm nhưng để đóng dấu, chứng nhận cho hàng triệu con gà mỗi ngày ra chợ là đảm bảo an toàn thì không hề đơn giản, trong khi cả nước hiện có khoảng 300 triệu con gia cầm.
Ông Vũ Văn Tám - Thứ trưởng Bộ NNPTNT cho biết, để hỗ trợ người chăn nuôi tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm, bộ đã giao Cục Chăn nuôi tiến hành khảo sát các trang trại chăn nuôi lớn trên cả nước để thống kê các nơi đang khó tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm, từ đó có biện pháp kết nối với các lò giết mổ, siêu thị... hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Theo tổng hợp từ Sở NN&PTNT, đợt nắng hạn gay gắt vừa qua đã làm trên 2.260 ha chè cháy lá, thiệt hại từ 30 - 70%; gần 850 ha chè coi như “xóa sổ” hoàn toàn. Tại các vùng chè trên địa bàn tỉnh Nghệ An, người dân và chính quyền các địa phương đang thực hiện nhiều biện pháp “cứu chè”.

Là loại cây ăn quả dễ trồng, phù hợp với trình độ thâm canh của đồng bào miền núi, với thị trường sẵn có, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) dự định sẽ phát triển giống dứa Cayenne (thơm Tây) nhằm tạo điều kiện cho người dân có thêm thu nhập.

Bộ Nông, Lâm, Thủy sản Nhật Bản vừa cấp phép cho trái xoài Đồng Nai xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Đây là cơ hội rất lớn để xoài Đồng Nai thâm nhập vào thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng này. Tuy nhiên, đây mới chỉ là điều kiện “cần và đủ” về tiêu chuẩn, ngoài ra còn phụ thuộc rất lớn quá trình sản xuất của nông dân.

Tính đến đầu tháng 7, có 24 nghìn tấn vải thiều đã được xuất khẩu qua các cửa khẩu Lào Cai tới thị trường Trung Quốc, đạt giá trị (theo khai báo hải quan) 10,8 triệu USD. Trong đó, sản lượng vải thiều xuất khẩu chính ngạch chiếm ưu thế với 20.100 tấn.

Hiện nay, nông dân ở Đắc Lắc đang bước vào vụ thu hoạch bơ nên các hoạt động mua bán bơ diễn ra tấp nập tại các địa phương trong tỉnh. Năm nay, bơ được mùa lại được giá nên người trồng bơ hết sức phấn khởi.