Tiêu tan trước khi lãnh án
Nhưng quyết liệt đến mức đẩy doanh nghiệp đi đến phá sản, như Công ty Thuận Phong hiện nay, thì quả thật không đáng có.
Ngày 24.4.2015, Văn phòng Ban chỉ đạo 389 quốc gia phối hợp với Đoàn kiểm tra 389 tỉnh Đồng Nai tiến hành kiểm tra đột xuất xưởng sản xuất phân bón của Công ty Thuận Phong (Đồng Nai).
Trong biên bản làm việc, Đoàn kiểm tra đưa ra nhận định Công ty Thuận Phong có dấu hiệu vi phạm nhãn hàng hóa về chỉ dẫn địa lý nơi xuất xứ sản phẩm (Made in USA), đồng thời, tiến hành niêm phong toàn bộ khu sản xuất và kho chứa hàng hóa của Công ty Thuận Phong.
Công nhân công ty Thuận Phong đang chiết rót phân bón vào ngày Đoàn kiểm tra liên ngành tới kiểm tra công ty.
Vụ việc sau đó đã được chuyển qua Công an tỉnh Đồng Nai để điều tra theo quy định của pháp luật.
Sau gần 6 tháng tiến hành 2 lần điều tra, đến ngày 15.10.2015, Công an tỉnh Đồng Nai tổ chức cuộc họp liên ngành Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án, Ban Nội chính Tỉnh ủy, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai lần thứ 2 để xem xét kết quả điều tra và thống nhất không có cơ sở xử lý hình sự đối với ông Khiếu Mạnh Tường – Tổng Giám đốc Công ty Thuận Phong.
Sau đó, ngày 20.10.2015, Công an tỉnh Đồng Nai đã có Công văn số 2887/CAT-PC46 báo cáo toàn bộ vụ việc, kết quả điều tra với Thường trực Tỉnh ủy và UBND tỉnh Đồng Nai cho kết thúc điều tra và ra quyết định không khởi tố vụ án.
Trước đó, tại Văn bản số 365/Ttr ngày 9.7.2015 của Thanh tra Bộ NNPTNT về việc hướng dẫn xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón và Công văn số 3767/BKHCN-TTra ngày 9.10.2015 của Bộ KHCN về việc có ý kiến liên quan đến xác định sản phẩm phân bón giả mạo cũng đã kết luận sản phẩm của Công ty Thuận Phong không phải là phân bón giả.
Sự việc đã rõ, thế nhưng không hiểu vì lý do gì cho đến nay 389 quốc gia vẫn bỏ lửng kết luận đối với việc Công ty Thuận Phong có sản xuất hàng giả hay không?
Có thể nói, việc các cơ quan chức năng quyết liệt chống hàng giả để bảo vệ người tiêu dùng, nhất là phân bón đang làm khổ nhà nông, là một thái độ đáng hoan nghênh.
Nhưng quyết liệt đến mức đẩy doanh nghiệp đi đến phá sản, như Công ty Thuận Phong hiện nay, thì quả thật không đáng có.
Trong công tác điều tra tiêu cực của doanh nghiệp, không thể có chuyện các cơ quan chức năng cứ “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”.
Bởi lẽ, chưa biết kết luận cuối cùng thế nào, nhưng cứ mỗi ngày trôi qua, doanh nghiệp có thể phá sản vì nợ lãi ngân hàng, đối tác mất niềm tin, ngâm vốn, công nhân bỏ việc…
Related news
Cồn Cống là cù lao nhỏ nằm kẹp giữa hai vàm Cửa Tiểu và Cửa Đại trên sông Tiền, thuộc huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Với một mặt hướng thẳng ra Biển Đông, Cồn Cống không khác gì chốt tiền tiêu thiên nhiên, ngày đêm canh giữ vùng biển hạ lưu sông Tiền.
Làm thế nào để tiêu thụ hết sản lượng thanh long sản xuất ra với giá cả hợp lý, tăng thu nhập cho nông dân…? Đó là mục tiêu để mô hình liên kết doanh nghiệp - hợp tác xã - nông dân tiêu thụ thanh long và cung ứng vật tư nông nghiệp được hình thành.
Nhiều đề tài, dự án trồng nấm bước đầu có hiệu quả như “Xây dựng mô hình SX nấm dược liệu, nấm thực phẩm cao cấp” của Cty nấm Thuận Thái, “Xây dựng nhân rộng mô hình trồng nấm ăn, nấm dược liệu” của Trường CĐ Công nghệ & kinh tế Bảo Lộc, “Xây dựng mô hình trồng một số loại nấm ăn có giá trị dinh dưỡng cao” của Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm NLN Lâm Đồng...
Theo đánh giá của huyện, trong 6 tháng qua, tình hình nuôi tôm biển cực kỳ khó khăn, tôm chết hàng loạt dẫn đến nhiều thiệt hại lớn cho người nuôi. Năm nay, tiến độ thả giống nuôi tôm biển rất chậm, toàn huyện chỉ thả khoảng 13.000 ha so kế hoạch 16.000 ha, đạt 85% kế hoạch năm, so cùng kỳ giảm 14% (2.231 ha).
Phòng chống dịch bệnh thủy sản đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách trong bối cảnh nước ta tiếp tục đẩy mạnh XK và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, hệ thống quản lý giám sát dịch bệnh, thú y thủy sản ở các địa phương lại chưa thống nhất và xuyên suốt, thiếu đội ngũ cán bộ, thiếu nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn, cơ chế chính sách về thú y thủy sản... Hàng năm, dịch bệnh vẫn xảy ra ở nhiều địa phương và người nuôi thủy sản vẫn phải âm thầm chịu đựng tổn thất!