Củ Dền Đà Lạt Giá Cao Kỷ Lục

Tuy không thuộc nhóm rau, củ cao cấp nhưng giá củ dền Đà Lạt hiện cao chưa từng có.
Hiện tại, củ dền tại vườn có giá 18.000 đồng một kg, bán lẻ tại chợ Đà Lạt từ 23.000 đến 25.000 đồng, được ghi nhận là cao nhất từ trước tới nay. Vào thời điểm đầu năm, giá loại củ này chỉ trên dưới 1.000 đồng một kg, nhiều nhà vườn đã phải phá bỏ hoặc cho bò ăn, dẫn đến hạn chế canh tác.
Tuy nhiên, từ đầu tháng 11, giá củ dền tăng từng ngày. Nông dân xuống giống chỉ 15-20 ngày đã có người tới mua nguyên vườn với giá 800-1.000 đồng một củ. Người mua sẽ tự chăm sóc, bón phân cho đến khi thu hoạch (thêm 2 tháng nữa). Hiện tại, nhiều thương lái còn mạo hiểm mua tới 1.300 đồng một củ dù mới trồng được 15 ngày.
Một nhà vườn cho biết, canh tác củ dền không phải bỏ vốn quá nặng và chăm sóc khá dễ. Theo tính toán, trung bình 1.000 m2 đất trồng được 28.000 củ và cho sản lượng trên dưới 4 tấn. Với chi phí khoảng 10 triệu đồng cho 1.000 m2, bán theo phương thức nguyên vườn (người mua tự chăm sóc), cùng mức giá như hiện nay, nhà vườn trồng củ dền có lãi trên 20 triệu đồng.
Do củ dền tăng giá mạnh, các nhà vườn hiện đang đua nhau đặt giống từ các vườn ươm để xuống giống từ nay đến nửa đầu tháng 12.
Nguồn bài viết: http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/hang-hoa/cu-den-da-lat-gia-cao-ky-luc-3111947.html
Có thể bạn quan tâm

Vào đầu mùa mưa, trên sông Đồng Nai xuất hiện nhiều loại cá đặc sản, như: cá lăng vàng, cá leo, cá chình, cá chạch, cá chốt chuột... Đây là thời điểm các ngư dân đánh bắt trên sông tranh thủ “săn” cá đặc sản, và có đêm họ kiếm được cả chục triệu đồng.

Tôm hùm nuôi thương phẩm xuất khẩu hiện có giá từ 1,3 - 1,4 triệu đồng/kg, giảm khoảng 600.000 đồng so với năm ngoái. Với giá này, người nuôi không có lãi, thậm chí lỗ đối với những hộ nuôi cầm cự đến cuối vụ.

Áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất nông nghiệp được coi là cơ sở cho việc chứng minh nguồn gốc, bảo đảm chất lượng sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Tuy nhiên, tại BR-VT, việc thực hiện đại trà VietGAP trong nuôi trồng thủy sản (NTTS) vẫn còn nhiều vướng mắc. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc khai thác nguồn lợi từ thế mạnh NTTS.

Với lợi thế có đường bờ biển dài (21km), vùng bãi triều rộng trên 5.500ha, trên 2.900ha rừng ngập mặn, diện tích mặt biển trên 12.000ha cùng nguồn lợi thuỷ, hải sản tự nhiên phong phú, những năm qua, phát triển thuỷ sản tại Đầm Hà (Quảng Ninh) được coi là một trong những mũi nhọn kinh tế, không những đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân mà còn góp phần giúp cho huyện ven biển này có những bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội.

Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Cà Mau Lý Văn Thuận cho biết, đến thời điểm này, tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh đạt 266.500 tấn, trong đó có 86.500 tấn tôm, tương đương so cùng kỳ năm trước.