Tiêu hủy sắn nhiễm rệp sáp bột hồng

Việc tiêu hủy được thực hiện theo đúng quy trình nhổ, gom, đốt và phun thuốc trên diện tích bị bệnh, đồng thời phun rộng ra xung quanh vùng đệm với bán kính 30m, sau 15 ngày phun lại một lần nữa. Qua đợt tiêu hủy lần này, ngành chức năng hướng dẫn các địa phương tiếp tục tiêu hủy số diện tích sắn còn lại bị nhiễm rệp sáp bột hồng nhằm khống chế nguồn lây bệnh trên diện rộng.
Hiện rệp sáp bột hồng phát sinh gây hại 131,6ha sắn, tỉ lệ hại từ 0,1 đến 90% cây, giai đoạn cây con - phát triển thân lá. Trong đó, các huyện Đồng Xuân 55ha, Tuy An 4,5ha, Phú Hòa 2,5ha, Sơn Hòa 7,6ha, Sông Hinh 55ha, huyện Tây Hòa và TX Sông Cầu mỗi địa phương 5ha.
Related news
Do tình hình nắng hạn gay gắt, các vùng nuôi tôm ở ĐBSCL bị thiệt hại nặng. Ở góc độ khoa học kỹ thuật, xin nêu mấy yếu tố có thể tạo thành công mà người nuôi tôm nào cũng cần phải xem xét, đối chiếu lại hiện trạng và điều kiện thực tế của mình, xem đã có cái gì, thiếu cái gì.

Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết: Từ nay đến năm 2020, tỉnh triển khai thực hiện 9 dự án bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản với tổng kinh phí hơn 10 tỷ đồng.
Nghề khai thác thủy sản trên biển thường xuyên phải đối mặt với những rủi ro rình rập xảy bất cứ lúc nào. Để có được chiếc tàu ra khơi bám biển ngư dân phải bỏ ra hàng tỷ đồng, tuy nhiên mỗi khi tai nạn xảy ra ngư dân thường bị thiệt hại lớn về người và tài sản. Trong thời gian gần đây, nhiều tàu cá của ngư dân các tỉnh miền Trung liên tục gặp tai nạn trên biển.

Trong những ngày qua, thời tiết nắng nóng kéo dài đã làm thiệt hại trên 200 ha nghêu thương phẩm của hợp tác xã thuỷ sản Rạng Đông ở xã Thới Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.

Trong tháng 4, Chi cục Thủy sản Sơn La đã phối hợp với UBND các huyện: Mường La, Sông Mã, Quỳnh Nhai, thả 1.000kg cá giống các loại xuống hồ sông Đà để tạo nguồn lợi thủy sản cho nhân dân đánh bắt.