Tiêu Hủy 90 Ngàn Con Tôm Giống Kém Chất Lượng

Chi cục Thú y Kiên Giang đã kiểm tra, phúc kiểm được gần 1,5 tỷ con tôm giống nhập tỉnh, sau đó cho tiêu hủy 90.000 con tôm giống kém chất lượng.
Ông Nguyễn Đình Xuyên, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Kiên Giang cho biết, từ đầu năm đến nay, các Tổ kiểm dịch (do Chi cục thành lập) đã kiểm tra, phúc kiểm được gần 1,5 tỷ con tôm giống nhập tỉnh và 473 phương tiện vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm.
Qua đó, đã phát hiện và lập 38 biên bản vi phạm trong lĩnh vực giống thủy sản; 3 biên bản vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm không có giấy chứng nhận kiểm dịch (tổng số tiền xử phạt là 136,5 triệu đồng). Đồng thời, phối hợp với chính quyền địa phương tiêu hủy 90.000 con tôm giống kém chất lượng, 70 con vịt thịt, 200 kg sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không có kiểm dịch, không xác định được chủ hàng.
Kết quả kiểm tra cho thấy việc chấp hành các quy định về kiểm dịch của các cơ sở vận chuyển giống thủy sản, gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm tăng hơn so với cùng thời điểm các năm trước.
Các lỗi vi phạm chủ yếu là vận chuyển giống thủy sản vượt quá số lượng, sử dụng một giấy chứng nhận kiểm dịch cho nhiều lô hàng; chủ hàng cố tình chia nhỏ số lượng gia cầm (dưới 50 con) nhằm đối phó khi vận chuyển qua Tổ kiểm dịch.
Hầu hết các tỉnh cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch giống thủy sản nhưng không có phiếu xét nghiệm bệnh thuộc danh mục các bệnh phải kiểm dịch theo quy định, phần lớn chỉ kiểm tra cảm quan hoặc soi tươi các chỉ tiêu vi khuẩn, nguyên sinh động vật rồi cấp giấy, không ghi số lô hay dấu hiệu phân biệt, không niêm phong phương tiện.
Một số trường hợp kiểm dịch viên không ghi tên vào Giấy chứng nhận kiểm dịch, nơi đến ghi rất chung chung, không có địa chỉ chủ hàng cụ thể… Chính điều này đã gây khó khăn cho công tác kiểm tra.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau có 17 hợp tác xã (HTX) nuôi nghêu, thu hút 1300 lao động, hiện có 11 HTX tan rã. Sau gần 2 năm thành lập, mặc dù đây là mô hình có hiệu quả kinh tế, xã hội hóa tốt, nhưng do các HTX ở lĩnh vực này còn chưa tạo được sự liên kết, vẫn thường xuyên tranh giành lợi nhuận và mạnh ai nấy làm dẫn tới không tạo được uy tín, thương hiệu cho nghề nuôi nghêu.

Tiêu chuẩn MSC bao gồm 23 tiêu chí lớn thuộc 3 nguyên tắc cơ bản. Để được chứng nhận MSC, nghề nuôi nghêu phải đảm bảo các tiêu chí khoa học rất nghiêm ngặt như: không khai thác bừa bãi làm suy giảm nguồn lợi thủy sản, nếu có suy giảm phải bảo đảm điều kiện tái khôi phục nguồn lợi; có hệ thống quản lý nghề khai thác hữu hiệu, tuân thủ luật lệ, công ước và các tiêu chuẩn quốc tế…

Thời gian qua, mô hình nuôi lươn trong bồn làm bằng nylon đã được nhiều nông dân ở TP Cần Thơ chọn để phát triển kinh tế hộ vì vốn đầu tư không quá lớn nhưng hiệu quả kinh tế mang lại khá cao.

Thấy mì bán được giá, thời gian qua hàng ngàn hộ dân hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum ồ ạt chuyển qua trồng loại cây ngắn ngày. Diện tích và sản lượng tăng nhưng thị trường tiêu thụ hạn hẹp, khiến mì nguyên liệu rớt giá, không có nơi tiêu thụ.