Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Tiêu Chuẩn Mật Độ Vi Khuẩn Trong Ao Nuôi Tôm Và Biện Pháp Kiểm Soát

Tiêu Chuẩn Mật Độ Vi Khuẩn Trong Ao Nuôi Tôm Và Biện Pháp Kiểm Soát
Ngày đăng: 14/11/2013

Người nuôi tôm hiện nay đang quan tâm việc kiểm soát mật độ vi khuẩn trong ao nuôi tôm nhằm kiểm soát nguy cơ dịch bệnh, đặc biệt dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tính. Bài viết dưới đây giới thiệu biện pháp kiểm soát vi khuẩn trong ao nuôi.

Với bà con nông dân, cách đơn giản nhất để xác định mật độ vi khuẩn của các nhóm vi khuẩn có lợi (khuẩn lạc màu vàng) và vi khuẩn gây bệnh (khuẩn lạc màu xanh) là phương pháp trải đĩa thạch. Tuy nhiên, không phải tất cả khuẩn lạc màu vàng đều là vi khuẩn có lợi, ví dụ loài vi khuẩn Vibrio algynolyticus được xem là vi khuẩn có lợi và được sản xuất dưới dạng Probiotics và dùng rất nhiều năm nay ở thị trường nuôi tôm Ecuador nhưng gần đây nghiên cứu đã chỉ ra có 1 chủng của loài vi khuẩn này là tác nhân gây bệnh

( http://frdms.npust.edu.tw/frdms/fileupload/0362/0362_re03_98_10030-1.pdf

http://www.aseanbiotechnology.info/Abstract/21027207.pdf ).

Để xác định mật độ khuẩn vàng và khuẩn xanh bà con nên học cách trải đĩa thạch để đếm số khuẩn vàng và khuẩn xanh (kỹ thuật cũng khá đơn giản và có thể học từ các trường đại học hoặc Viện nghiên cứu). Tuy nhiên, mật độ khuẩn vàng và khuẩn xanh bao nhiêu là tối đa ? Có thể lấy tiêu chuẩn mật độ khuẩn vàng và khuẩn xanh áp dụng cho trại giống được xuất bản bởi FAO để áp dụng cho ao nuôi tôm thịt vì nước ương nuôi ở trại giống đòi hỏi độ sạch nghiêm ngặt hơn nhiều nên việc áp dụng tiêu chuẩn này cho ao nuôi tôm thịt là khá an toàn:

Theo FAO:

1) Tiêu chuẩn khuẩn xanh < 600 CFU/ml.

2) Tiêu chuẩn khuẩn vàng < 800 CFU/ml.

3) Tiêu chuẩn Vibrio phát sáng : không được có.

Biện pháp kiểm soát mật độ vi khuẩn vàng và xanh trong ao nuôi tôm:

1) Kiểm soát mật độ vi khuẩn trong nước ao: dùng sản phẩm Sanocare PUR  (Công ty INVE Aquaculture) đánh định kỳ 10 ngày 1 lần ở liều 300g đến 500g cho 1.000 mét khối nước, 48 giờ sau khi đánh sản phẩm Sanocare PUR thì dùng sản phẩm Sanolife Pro-W (sản phẩm vi sinh của Công ty INVE Aquaculture) ở liều 200g cho 1ha (10.000 khối nước).

2) Kiểm soát khuẩn vàng và khuẩn xanh trong đường ruột tôm:  dùng sản phẩm Sanolife Pro-2 (Công ty INVE Aquaculture) trộn vào thức ăn 5g/Kg thức ăn hàng ngày cho mật độ khuẩn vàng và khuẩn xanh xuống thấp nhất sau 5 tuần sử dụng (< 100 khuẩn lạc vàng và dưới 500 khuẩn lạc xanh trong 1mg chất nhầy đường ruột,).


Có thể bạn quan tâm

Phòng và trị bệnh cho cá chình Phòng và trị bệnh cho cá chình

Để phòng bệnh cho cá ta phải bắt đầu từ giai đoạn thả giống. Trước khi thả cá, ta cải tạo và xử lý nước thật kỹ bằng vôi công nghiệp và Vimekon. Cá giống trước khi thả nên tắm bằng muối (4 – 5kg/100 lít nước để diệt khuẩn, nấm, ký sinh trùng…). Đối với cá lớn thường có những bệnh sau:

27/03/2015
Hiệu quả từ mô hình nuôi cá chình Hiệu quả từ mô hình nuôi cá chình

Hiện nay, nông dân huyện Cái Nước đang phát huy nhân rộng mô hình đa cây đa con, thu được hiệu quả khá cao, góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. Mô hình nuôi cá chình của hộ ông Phùng Hòa Thuận, ấp Tân Tạo, xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước là một điển hình.

27/03/2015
Nuôi cá chình bông trong bể xi măng Nuôi cá chình bông trong bể xi măng

Qua 5 tháng nuôi, chỉ vài tháng đầu chình có chết một ít do chưa thích nghi, từ tháng thứ 3 trở đi rất ổn định, lớn bình thường chưa thấy bệnh tật gì. Anh Nguyễn Văn Nghiệp dự tính sau một năm chình sẽ đạt trung bình 1,2 kg/con.

27/03/2015
Mô hình nuôi cá chình trong ao đất Mô hình nuôi cá chình trong ao đất

Người nuôi thủy sản tại thị xã La Gi từ trước đến nay đã quen nuôi các loại thủy sản nước lợ như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá chẻm ... Riêng cá chình là đối tượng nuôi hoàn toàn mới.

27/03/2015
Phòng bệnh cho cá bống tượng, cá chình Phòng bệnh cho cá bống tượng, cá chình

Hiện phong trào nuôi cá bống tượng, cá chình trong tỉnh đang phát triển mạnh do hiệu quả kinh tế mà hai loài đặc sản này mang lại khá cao. Song, việc phòng bệnh trên cá nuôi trước vụ nuôi là việc làm cần thiết nhất để nâng cao sản lượng cá nuôi.

26/03/2015