Home / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Tiêu Chuẩn Mật Độ Vi Khuẩn Trong Ao Nuôi Tôm Và Biện Pháp Kiểm Soát

Tiêu Chuẩn Mật Độ Vi Khuẩn Trong Ao Nuôi Tôm Và Biện Pháp Kiểm Soát
Publish date: Thursday. November 14th, 2013

Người nuôi tôm hiện nay đang quan tâm việc kiểm soát mật độ vi khuẩn trong ao nuôi tôm nhằm kiểm soát nguy cơ dịch bệnh, đặc biệt dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tính. Bài viết dưới đây giới thiệu biện pháp kiểm soát vi khuẩn trong ao nuôi.

Với bà con nông dân, cách đơn giản nhất để xác định mật độ vi khuẩn của các nhóm vi khuẩn có lợi (khuẩn lạc màu vàng) và vi khuẩn gây bệnh (khuẩn lạc màu xanh) là phương pháp trải đĩa thạch. Tuy nhiên, không phải tất cả khuẩn lạc màu vàng đều là vi khuẩn có lợi, ví dụ loài vi khuẩn Vibrio algynolyticus được xem là vi khuẩn có lợi và được sản xuất dưới dạng Probiotics và dùng rất nhiều năm nay ở thị trường nuôi tôm Ecuador nhưng gần đây nghiên cứu đã chỉ ra có 1 chủng của loài vi khuẩn này là tác nhân gây bệnh

( http://frdms.npust.edu.tw/frdms/fileupload/0362/0362_re03_98_10030-1.pdf

http://www.aseanbiotechnology.info/Abstract/21027207.pdf ).

Để xác định mật độ khuẩn vàng và khuẩn xanh bà con nên học cách trải đĩa thạch để đếm số khuẩn vàng và khuẩn xanh (kỹ thuật cũng khá đơn giản và có thể học từ các trường đại học hoặc Viện nghiên cứu). Tuy nhiên, mật độ khuẩn vàng và khuẩn xanh bao nhiêu là tối đa ? Có thể lấy tiêu chuẩn mật độ khuẩn vàng và khuẩn xanh áp dụng cho trại giống được xuất bản bởi FAO để áp dụng cho ao nuôi tôm thịt vì nước ương nuôi ở trại giống đòi hỏi độ sạch nghiêm ngặt hơn nhiều nên việc áp dụng tiêu chuẩn này cho ao nuôi tôm thịt là khá an toàn:

Theo FAO:

1) Tiêu chuẩn khuẩn xanh < 600 CFU/ml.

2) Tiêu chuẩn khuẩn vàng < 800 CFU/ml.

3) Tiêu chuẩn Vibrio phát sáng : không được có.

Biện pháp kiểm soát mật độ vi khuẩn vàng và xanh trong ao nuôi tôm:

1) Kiểm soát mật độ vi khuẩn trong nước ao: dùng sản phẩm Sanocare PUR  (Công ty INVE Aquaculture) đánh định kỳ 10 ngày 1 lần ở liều 300g đến 500g cho 1.000 mét khối nước, 48 giờ sau khi đánh sản phẩm Sanocare PUR thì dùng sản phẩm Sanolife Pro-W (sản phẩm vi sinh của Công ty INVE Aquaculture) ở liều 200g cho 1ha (10.000 khối nước).

2) Kiểm soát khuẩn vàng và khuẩn xanh trong đường ruột tôm:  dùng sản phẩm Sanolife Pro-2 (Công ty INVE Aquaculture) trộn vào thức ăn 5g/Kg thức ăn hàng ngày cho mật độ khuẩn vàng và khuẩn xanh xuống thấp nhất sau 5 tuần sử dụng (< 100 khuẩn lạc vàng và dưới 500 khuẩn lạc xanh trong 1mg chất nhầy đường ruột,).


Related news

Đặc điểm sinh học của cua biển Đặc điểm sinh học của cua biển

I. Đặc điểm hình thái cấu tạo và phân loại Cua biển thuộc: - Ngành: Arthropoda -Lớp: Crustacea

Saturday. April 4th, 2015
Kỹ thuật sản xuất cua giống phần 2 Kỹ thuật sản xuất cua giống phần 2

Trong điều kiện nuôi vỗ tốt cua cái đã giao vĩ chín sinh dục và đẻ trứng trong ao, lồng, bể xi măng. Vì vậy điều kiện của ao, lồng, bể nuôi vỗ cua ở giai đoạn cuối cần được

Wednesday. July 8th, 2015
Nuôi cua biển quảng canh Nuôi cua biển quảng canh

Ven biển ĐBSCL, cua biển là đối tượng thủy sản thích nghi trong môi trường sinh thái tự nhiên, tăng trưởng tốt ở vùng đất lung trũng, phèn chua...

Friday. April 3rd, 2015
Kỹ thuật nuôi cua đồng trên ruộng Kỹ thuật nuôi cua đồng trên ruộng

Cua đồng thuộc lớp giáp xác, bộ 10 chân. Ở nước ta cua đồng thường gặp ở vực nước ngọt: ao, hồ, ruộng, sông, suối, nước lợ nhạt vùng đồng bằng, trung du và miền núi.

Saturday. April 4th, 2015
Kỹ thuật sản xuất cua giống phần 3 Kỹ thuật sản xuất cua giống phần 3

Công việc ương nuôi ấu trùng Zoea 1 thành cua bột 1 là công đoạn quan trọng và đòi hỏi nhiều yếu tố kỹ thuật sinh học chặt chẽ. Có thể ương nuôi ấu trùng thành cua bột trong ao đất, trong bể xi măng

Wednesday. July 8th, 2015