Tiếp Tục Chú Trọng Xây Dựng Thương Hiệu Hàng Hóa Cho Nông Sản

* 12/14 xã đã hoàn thành chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới
Sáng 11-9, đồng chí Trần Đình Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Xuân Lộc về kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Tham gia đoàn công tác còn có lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.
Theo báo cáo của Huyện ủy Xuân Lộc, kể từ khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới vào năm 2009 đến nay, toàn huyện có 12/14 xã đã hoàn thành chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới.
Nhờ chú trọng đầu tư chuyên canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nên giá trị sản xuất trên 1 đơn vị diện tích ở huyện Xuân Lộc luôn tăng lên theo từng năm. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ và phát triển sản xuất cũng đã dịch chuyển dần theo hướng 4 có: có năng suất cao, có chất lượng tốt, có thị trường tiêu thụ và có thu nhập cao.
Thu nhập của bà con nông dân từ đó cũng đã từng bước được nâng cao. Hiện Xuân Lộc cũng đã định hướng phát triển các loại cây trồng cho thu nhập từ 100 triệu đến 350 triệu đồng/ha/năm.
Tuy nhiên, cũng theo lãnh đạo huyện, trong tiến trình xây dựng nông thôn mới vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc cần được tỉnh đầu tư hỗ trợ. Trong đó, nổi bật nhất là việc thiếu vốn trong xây dựng hạ tầng giao thông và hạ tầng phục vụ sản xuất...
Tại hội nghị, đồng chí Trần Đình Thành, Bí thư Tỉnh ủy đánh giá cao những kết quả mà Đảng bộ và nhân dân huyện Xuân Lộc đã đạt được trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Đồng chí nhấn mạnh, sắp tới Xuân Lộc cần tiếp tục thực hiện một số giải pháp để nâng đời sống cho người dân, bao gồm: rà soát, bổ sung, triển khai thực hiện tốt quy hoạch, nhất là quy hoạch nông nghiệp và dịch vụ, gắn với vùng sản xuất tập trung.
Ngoài ra, huyện cần tiếp tục đẩy nhanh áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi theo kế hoạch quy hoạch; đồng thời chủ động phối hợp, thống nhất hỗ trợ người dân trong việc xây dựng chuỗi liên kết, chuỗi giá trị gia tăng, trong đó có việc xây dựng thương hiệu hàng hóa nông sản của Xuân Lộc.
Related news

Theo Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng (Sở NN-PTNT), việc pha chế một số loại thuốc trừ sâu thảo mộc có tác dụng cao nhưng không ảnh hưởng xấu tới chất lượng nông sản và môi trường đang được nhiều hộ nông dân trong tỉnh quan tâm.

Mặc dù Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra đã có hiệu lực hơn 2 tháng nhưng công tác triển khai còn chậm chạp. Cả người nuôi lẫn doanh nghiệp đều lâm cảnh ngóng chờ hiệu ứng của chính sách.

Từng là cán bộ của một hợp tác xã nông nghiệp, ông Tín đã quen dần với những kỹ thuật mới về nuôi gà. Khi đã về hưu, ông tiếp tục phát triển nghề chăn nuôi này. Ông nói: “Thấy diện tích đất cát bỏ hoang hóa nhiều quá, bỏ thì phí nhưng làm mùa thì không đạt hiệu quả.

Một số mặt hàng thông thường đang được TQ nhập với số lượng lớn: Chanh quả tươi 1.343 tấn, rau su su 270 tấn, xoài Nam bộ 950 tấn. Ngoài ra các loại rau, quả XK: Bưởi, dừa, sầu riêng, mướp đắng... từ 50-100 tấn.

Thế nhưng, ở đấy có những con người không quản ngại gian khó, lặng lẽ làm kinh tế, biến vùng đất ấy “sinh” ra quả ngọt để làm giàu. Tiêu biểu là gia đình anh Nguyễn Hữu Chánh, thôn Tình Phú Tây, xã Hành Minh.