Tiếp sức cho 1.400 hộ vùng thiên tai
Gia hạn, xóa nợ cho vùng khó
Theo Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh Bạc Liêu, để kịp thời hỗ trợ, khắc phục thiệt hại do hạn, mặn, đơn vị này đã tích cực phối hợp chính quyền các cấp, các ngành cập nhật danh sách các hộ bị ảnh hưởng. Qua đó, Ngân hàng CSXH tiến hành các giải pháp gia hạn nợ, khoanh nợ, cho vay mới…
Căn cứ quy định Chính phủ, hướng dẫn của Ngân hàng CSXH, chỉ đạo của Tỉnh ủy, đến nay chi nhánh Bạc Liêu đã kịp thời hỗ trợ các hộ vay vốn bị thiệt hại do hạn, mặn vừa qua, góp phần ổn định tư tưởng, không để hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có điều kiện sản xuất kinh doanh mà không có vốn...”.
Ông Lê Thanh Võ
Tính đến giữa năm 2016, chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Bạc Liêu đã thực hiện gia hạn nợ, khoanh nợ, xóa nợ, cho vay mới được 1.422 hộ, với tổng số vốn gần 20 tỷ đồng. Thêm vào đó, chi nhánh đã giải ngân hơn 4,8 tỷ đồng khác đối với các chương trình tín dụng ưu đãi cho trên 300 hộ.
Ông Lê Thanh Võ - Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh Bạc Liêu cho biết, thực hiện chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và chỉ thị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc hỗ trợ khắc phục thiệt hại do hạn, mặn và khôi phục sản xuất tại các tỉnh ĐBSCL, chỉ đạo của Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH, thời gian qua, chi nhánh tập trung phối hợp các cấp chính quyền, các ngành liên quan rà soát, thống kê, xác định tình trạng và số vốn tín dụng chính sách bị thiệt hại thực tế để thống nhất các giải pháp xử lý theo quy định của Chính phủ.
Cho vay vốn tái sản xuất
Là một trong những hộ bị ảnh hưởng của đợt hạn mặn kỷ lục vừa qua, bà Trương Thị Hoài Nhân ở ấp Sóc Đồn, xã Hưng Hội (Vĩnh Lợi) chia sẻ: “Gia đình tôi được Ngân hàng CSXH cho vay 15 triệu đồng để sản xuất 5 công lúa, tuy nhiên trong quá trình canh tác gặp thời điểm nước mặn xâm nhập, toàn bộ diện tích bị mất trắng. Nhờ Ngân hàng CSXH kịp thời giải ngân cho vay 30 triệu đồng từ chương trình hộ mới thoát nghèo, gia đình tôi có vốn để đầu tư vào mô hình nuôi tôm và buôn bán nhỏ...”.
Từ khi được vay vốn tái sản xuất gia đình bà Nhân yên tâm, không còn tư tưởng đi làm thuê, làm mướn xa. “Hiện giờ chồng tôi lo canh tác ở 5 công đất nuôi tôm, tôi nuôi gà và buôn bán nhỏ. Mỗi ngày, tiền lời từ gian hàng tạp hóa cũng đủ chi tiêu trong gia đình” - bà Nhân bộc bạch.
Cùng cảnh ngộ, bà Triệu Thị Hoa (ấp Nước Mặn, xã Hưng Hội) được Ngân hàng CSXH lập hồ sơ đề nghị khoanh nợ. “Nhờ được khoanh nợ, chứ nếu không gia đình tôi cũng chẳng biết lấy tiền đâu để trả lãi trong lúc khó khăn này. Trong vụ màu tới đây, tôi mong tiếp tục được địa phương, ngân hàng xem xét cho vay tái sản xuất…”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Văn Phúc ngụ ấp Nước Mặn, xã Hưng Hội phấn khởi nói: “Gia đình tôi thuộc diện hộ mới thoát nghèo cũng bị thiệt hại do hạn mặn mới được Ngân hàng CSXH cho vay 20 triệu đồng để nuôi tôm. Đây là nguồn vốn thực sự có ý nghĩa, giúp gia đình tôi ổn định cuộc sống”.
Có thể bạn quan tâm
Không có hợp đồng mới, tín hiệu thị trường không rõ ràng trong khi chất lượng gạo giảm sút nhiều... là những nguyên nhân khiến xuất khẩu (XK) gạo của Việt Nam lại rơi vào vòng xoáy nguy hiểm.
Với việc tập trung phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và xây dựng nhiều cánh đồng mẫu lớn, nhiều nông dân huyện Đại Lộc (Quảng Nam) đã có thu nhập gấp 1,2- 1,5 lần so với trước đây. Mục tiêu của địa phương này là tiếp tục phấn đấu tăng thu nhập lên mức 40 triệu đồng/người/năm (tương đương 2.000 USD) vào năm 2020.
Chương trình canh tác lúa thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu, do Công ty CP Phân bón Bình Điền phối hợp Trung tâm Khuyến nông quốc gia thực hiện từ vụ hè thu năm 2016 tại 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.