Canh tác lúa thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu
Để đánh giá hiệu quả, Ban cố vấn chương trình vừa tổ chức chuyến thăm tới tất cả các mô hình. Tại mỗi điểm, các nhà khoa học đã xuống tận ruộng xem từng vạt lúa, rồi trực tiếp trao đổi, giải đáp thắc mắc, với nhiều nông dân tham gia.
Sạ thưa, đỡ tốn giống
Bình Điền và Trung tâm Khuyến nông quốc gia xây dựng chương trình canh tác lúa thông minh ứng phó chặt chẽ với biến đổi khí hậu, có công tác bảo đảm chu đáo, đã triển khai thực hiện với sự vào cuộc nhiệt tình của cơ quan khuyến nông và lãnh đạo, chính quyền địa phương. Mới đi được gần nửa chặng đường của vụ hè thu nhưng hiệu quả đạt được đã thấy rõ”.
Ông Trần Văn Dũng - Trưởng Văn phòng thường trực Trung tâm Khuyến nông quốc gia tại Nam Bộ
Canh tác lúa thông minh là cả gói giải pháp kỹ thuật, từ làm đất, sạ hạt, bón phân, quản lý dịch hại, đến chăm sóc, thu hoạch… nói cách khác là chương trình khuyến cáo nông dân phấn đấu giảm bằng được chi phí đầu vào trong sản xuất mà vẫn đạt được, thậm chí vượt cả năng suất và chất lượng sản phẩm. Trong đó, việc giảm lượng lúa giống khi gieo sạ sẽ có tác động dây chuyền đến toàn bộ gói kỹ thuật sản xuất lúa.
Tại ấp Tân Hưng Tây, xã Tân Hòa Tây, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, ông Thiệu Quang Sự - nông dân tham gia mô hình cho hay: “Trước nay bà con mình vẫn sạ từ 200 - 250kg lúa giống cho 1ha. Cá biệt có hộ sạ tới 350 - 400kg/ha. Nay, các nhà khoa học bảo tui sạ 80kg/ha, tui làm theo, nhưng được 7 ngày, thấy cây mạ lên thưa thớt, sốt ruột quá, tui mua thuốc xịt, xịt liền cho nở bụi”.
TS Hồ Văn Chiến - thành viên ban cố vấn chương trình giải đáp ngay cho ông Sự: “Cái này chúng tôi nói hoài rồi, 1m2 đất chỉ cần tối đa 600 bông lúa, mà sạ 80kg giống/ha thì mỗi m2 có trên 350 hạt, mỗi hạt chỉ cần 2 chồi là có 700 chồi, dư rồi. Còn gieo dày hay thúc cho nó nở bụi tới 1.200- 1.500 chồi thì phân nửa số đó sẽ là chồi vô hiệu. Số còn lại nằm trong đám rậm rạp kia sẽ ráng ngoi lên mà ra bông, nhưng bông sẽ nhỏ, ngắn, hạt ít, nhỏ, lại nhiều lép. Thân cây yếu, dễ bị sâu bệnh tấn công, dễ đổ, ngã, phải xịt nhiều thuốc. Nhiều cây thì phải bón nhiều phân… Rốt cục số lượng thóc đẹp thu được sẽ không bằng sạ thưa. Ấy là chưa nói sạ thưa thì ít phải xịt thuốc, đỡ công bón phân, đỡ tổn hại sức khỏe, lại góp phần bảo vệ môi trường sống. Còn xịt thuốc cho nở bụi như vậy chỉ là để coi cho mát mắt, đêm ngủ ngon giấc thôi”...
Các lão nông tri điền, cả người ở trong và ngoài mô hình cùng à lên khi nghe TS Chiến nói.
Ông Quách Trường An ở ấp Bàu Cát, thị trấn Hưng Lợi, huyện Thạnh Trị, Sóc Trăng có sáng kiến chắc ăn là trên 3 mảnh ruộng liền kề, ông sạ một mảnh 80kg giống/ha, mảnh tiếp theo 100kg, mảnh cuối cùng 115kg. Cả 3 mảnh ruộng lúa cùng phát triển, nhưng càng sạ thưa chồi lúa càng to, cứng, lá đứng thẳng, còn đám sạ dày cây lúa nhỏ, yếu, lá xòe ngang, dễ gập xuống. “Rõ ràng càng sạ dày, càng phải bón nhiều phân và xịt nhiều thuốc hơn mà chắc gì năng suất đã cao hơn đám sạ thưa”- ông nói.
GS-TS Mai Văn Quyền - Chủ tịch Hội đồng Khoa học Công ty Bình Điền, nhấn mạnh: “Chúng tôi đã khuyến cáo bà con giảm giống từ lâu, nhưng để bà con tâm phục, khẩu phục thì phải làm từ từ, từ 250kg, xuống 200, 150, 100, rồi 80kg/ha. Thực tế ở huyện Tân Thạnh, Long An, bà con đã sạ 60kg, 50kg rồi và khẳng định vẫn đạt năng suất và chất lượng hạt lúa cao hơn sạ dày. Chỉ có điều bà con lưu ý phải làm đất cho kỹ, san lấp mặt ruộng cho phẳng, chủ động được nguồn nước tưới và nhất thiết phải dùng lúa giống xác nhận”.
Giảm lượng phân bón
Đây là cái đích thứ hai của chương trình. Để bảo đảm nội dung này, Công ty Bình Điền đã đưa ra bộ phân bón đặc chủng NPK Đầu Trâu phèn mặn, phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới độ nhiễm mặn và chua phèn của đồng bằng sông Cửu Long, nhất là các tỉnh ven biển.
Ông Mai Hữu Tuấn ở ấp 4, xã Phong Mỹ, huyện Giồng Trôm, Bến Tre, khẳng định: “Phân bón lót Đầu Trâu phèn mặn của Bình Điền giúp giải mặn, hạ phèn thấy rõ”.
Ông Út Nhỏ (ấp Rạch Bào, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) làm gần 2ha lúa, trong đó có 0,5ha tham gia mô hình, cho biết: “Ruộng nhà tôi liền kề nên tui có dịp so sánh giữa bên mô hình và bên ngoài. Phân Đầu Trâu phèn mặn của Bình Điền rất tốt, lúa bên mô hình hơn hẳn bên ngoài dù bên ngoài đầu tư cao hơn. Đã qua 30 ngày tuổi mà không phải xịt thuốc, trong khi bên ngoài phải xịt trừ bệnh đạo ôn rồi. Bón tiếp Đầu Trâu TE A1, Đầu Trâu TE A2 theo đúng hướng dẫn, tui dám chắc lúa mô hình sẽ vượt xa bên ngoài mà tổng chi phí hạ hơn”.
Để cho chi phí sản xuất thấp mà vẫn đạt năng suất cao, cùng với bộ sản phẩm Đầu Trâu phèn mặn, Bình Điền đã đưa tới nông dân phân đạm hạt vàng 46A+ và DAP Avail, giúp bà con giảm lượng bón từ 30-50% so với sản phẩm cùng loại, cũng tức là tăng lợi nhuận cho người trồng lúa.
Có thể bạn quan tâm
Hôm nay (14.7), lễ viếng và truy điệu nguyên Phó Thủ tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ NNPTNT) Nguyễn Ngọc Trìu sẽ được cử hành. Với 91 năm sống, cống hiến, ông Nguyễn Ngọc Trìu đã để lại những nền móng cơ bản cho nền nông nghiệp, nhất là mảng kinh tế vườn.
Không có hợp đồng mới, tín hiệu thị trường không rõ ràng trong khi chất lượng gạo giảm sút nhiều... là những nguyên nhân khiến xuất khẩu (XK) gạo của Việt Nam lại rơi vào vòng xoáy nguy hiểm.
Với việc tập trung phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và xây dựng nhiều cánh đồng mẫu lớn, nhiều nông dân huyện Đại Lộc (Quảng Nam) đã có thu nhập gấp 1,2- 1,5 lần so với trước đây. Mục tiêu của địa phương này là tiếp tục phấn đấu tăng thu nhập lên mức 40 triệu đồng/người/năm (tương đương 2.000 USD) vào năm 2020.