Tiên Yên (Quảng Ninh) Thả 25.000 Con Cá Giống Về Môi Trường Tự Nhiên

Nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày nghề cá Việt Nam, sáng 1-4, tại cảng Bến Châu, thị trấn Tiên Yên, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) tổ chức thả giống thủy sản ra vùng nước tự nhiên.
Cán bộ, nhân dân huyện Tiên Yên thực hiện thả cá giống ra tự nhiên nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.
Tại buổi lễ, các đại biểu cùng tham gia thả hơn 25.000 cá đối mục và cá rô phi giống xuống sông Tiên Yên. Đây là một hoạt động thiết thực của huyện Tiên Yên nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên có tác dụng bổ sung nguồn giống trong môi trường tự nhiên và góp phần tuyên truyền cho mọi người nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi thủy sản một cách bền vững.
Nhân dịp này UBND huyện Tiên Yên phát động phong trào thi đua hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ: “Biển bạc của ta, do dân ta làm chủ”, đẩy mạnh sản xuất khai thác cá vụ Nam, tích cực chuyển đổi cơ cấu ngành thủy sản, đa dạng hóa các đối tượng, phương thức nuôi trồng thủy sản trong vụ Xuân – Hè năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Yên lập có diện tích 43.783 ha; dân số trên 83 nghìn người; 17 đơn vị hành chính (trong đó có một thị trấn); 17 dân tộc anh em sinh sống. Từ bao đời nay người dân Yên Lập luôn đoàn kết, cần cù, năng động sáng tạo trong lao động sản xuất, anh hùng dũng cảm trong chiến đấu.

Cá bỗng được “phong thần” ở Thanh Hóa, bởi đặc suối Cẩm Lương (Huyện Cẩm Thủy) nhưng chẳng ai dám bắt. Còn tại nhiều tỉnh Tây Bắc, loại cá này được người Tày nuôi làm cảnh trong ao nhà từ ngót trăm năm nay. Gần đây, phong trào “xẻ thịt cá thần" khiến cá bỗng là món đặc sản được bán với giá cao ngất ngưởng.

Các giống ngô lai năng suất cao được bà con đưa vào gieo trồng chủ yếu là: NK 4300, LVN 4, LVN 99, NK66, CP999, CP888… Bên cạnh đó, bà con cũng gieo trồng trên 160 ha khoai lang, 40 ha khoai tây và trên 300ha rau các loại. Đối với cây rau, các xã Linh Sơn, Huống Thượng, Hóa Thượng có diện tích gieo trồng lớn với các loại: Su hào, cà chua, bắp cải, dưa chuột, khoai tây…

Nhiều năm nay, người dân thôn Nam Xuân Đức, Bích La Trung và bản Hà, Lệt phải sống trong bầu không khí ô nhiễm do chất thải từ trang trại nuôi gần 1.000 con lợn của Hợp tác xã Tiến Đạt (xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị). Người dân đã nhiều lần kiến nghị lên chính quyền địa phương nhưng tình trạng trên vẫn tiếp diễn, trở thành nỗi ám ảnh trong từng bữa ăn, giấc ngủ.

Ở đây có HTX Cải xà lách xoong an toàn Thuận An thành lập năm 2013. Hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận VietGAP (thực hàng sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam) ngày 10/10/2014, đang bán xà lách xoong khắp ĐBSCL, TPHCM và xuất cả sang Campuchia.