Tiên Yên (Quảng Ninh) Thả 25.000 Con Cá Giống Về Môi Trường Tự Nhiên

Nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày nghề cá Việt Nam, sáng 1-4, tại cảng Bến Châu, thị trấn Tiên Yên, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) tổ chức thả giống thủy sản ra vùng nước tự nhiên.
Cán bộ, nhân dân huyện Tiên Yên thực hiện thả cá giống ra tự nhiên nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.
Tại buổi lễ, các đại biểu cùng tham gia thả hơn 25.000 cá đối mục và cá rô phi giống xuống sông Tiên Yên. Đây là một hoạt động thiết thực của huyện Tiên Yên nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên có tác dụng bổ sung nguồn giống trong môi trường tự nhiên và góp phần tuyên truyền cho mọi người nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi thủy sản một cách bền vững.
Nhân dịp này UBND huyện Tiên Yên phát động phong trào thi đua hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ: “Biển bạc của ta, do dân ta làm chủ”, đẩy mạnh sản xuất khai thác cá vụ Nam, tích cực chuyển đổi cơ cấu ngành thủy sản, đa dạng hóa các đối tượng, phương thức nuôi trồng thủy sản trong vụ Xuân – Hè năm 2014.
Related news

Ông Nguyễn Văn Cửu, Chủ tịch Hội Nuôi nhuyễn thể Giao Thủy là trùm của mọi ông trùm ngao miền Bắc. Hơn hai mươi năm trước ông đã du nhập con ngao méo Thanh Hóa về Giao Xuân (Giao Thủy, Nam Định) để nghề này dần trở nên thịnh vượng.

Bên cạnh đó, việc thực hiện đăng ký mã số nhận diện lần đầu và đăng ký lại được thực hiện độc lập hoặc đồng thời với việc xác nhận đăng ký nuôi cá Tra thương phẩm. Ngoài ra, đăng ký nuôi cá Tra thương phẩm bao gồm đăng ký diện tích và sản lượng nuôi.

Trong khuôn khổ Dự án "Cải thiện sức chống chịu với biến đổi khí hậu vùng ven biển Việt Nam, Campuchia và Thái Lan", chiều ngày 05-8, tại xã An Thạnh 3 (huyện Cù Lao Dung - Sóc Trăng) Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức buổi ra mắt mô hình bảo vệ nghêu bố mẹ.

Là huyện có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây chè sinh trưởng và phát triển, đặc biệt là giống chè Shan tuyết; những năm qua, cây chè được huyện Quang Bình (Hà Giang) xác định là cây kinh tế mũi nhọn, không chỉ xóa đói giảm nghèo, mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tích cực.

Theo một thống kê của JICA, có tới 90% nông dân Việt Nam đang sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và có thu nhập thấp. Hầu hết những sản phẩm nông sản của họ được tiêu thụ bởi thị trường nội địa. Và trên thực tế, những nông dân này rất khó có thể áp dụng VietGAP hoặc những tiêu chuẩn GAP khác có yêu cầu cao hơn.