Tiền Giang Kêu Gọi Đầu Tư Vào 5 Dự Án Nông Nghiệp, Nông Thôn

Tại Hội nghị Xúc tiến thương mại, đầu tư nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL trong khuôn khổ MDEC - Sóc Trăng 2014, tỉnh Tiền Giang kêu gọi đầu tư vào 5 dự án nông nghiệp, nông thôn với số tiền 1.000 tỷ đồng.
Theo đó, Dự án 1: Các nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm, hàng nông sản tại xã Thanh Hòa và Long Khánh (thị xã Cai Lậy), với tổng diện tích 50 ha, vốn đầu tư 300 tỷ đồng để chế biến các sản phẩm từ gạo, rau màu, trái cây các loại.
Dự án 2: Chăn nuôi tập trung quy mô công nghiệp tại xã Thạnh Hòa (huyện Tân Phước), tổng diện tích 200 ha, sản lượng dự kiến 146,7 ngàn tấn, vốn đầu tư 100 tỷ đồng nhằm mục tiêu cải tiến, nâng cao chất lượng giống vật nuôi, tạo ra những giống mới năng suất, giá trị kinh tế cao, thích hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu Việt Nam; tạo ra sản phẩm đồng nhất, tránh gây ô nhiễm môi trường, dễ kiểm soát trong chăn nuôi.
Dự án 3: Cảng cá Vàm Láng kết hợp trú bão, xã Kiểng Phước (huyện Gò Công Đông), diện tích 14 ha, tổng vốn đầu tư 265 tỷ đồng. Mục tiêu của dự án là tiếp nhận, sơ chế, bảo quản và phân phối các sản phẩm thủy sản đánh bắt, cung ứng các dịch vụ hậu cần nghề cá cho tàu thuyền đánh bắt; tạo điều kiện cho tàu thuyền đánh bắt trong khu vực vào neo đậu tránh trú bão.
Dự án 4: Các nhà máy chế biến hàng nông, thủy sản tại xã Bình Tân (huyện Gò Công Tây), tổng diện tích 30 ha, vốn đầu tư 200 tỷ đồng để chế biến các sản phẩm từ gạo, rau màu, vật nuôi cho xuất khẩu; chế biến sản phẩm từ dừa, trái cây các loại; chế biến các sản phẩm từ thủy sản nuôi trồng.
Dự án 5: Nhà máy chế biến súc sản xuất khẩu, xã Bình Ninh (huyện Chợ Gạo) với diện tích 2 ha, tổng vốn đầu tư 135 tỷ đồng nhằm cung cấp các sản phẩm súc sản phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, giải quyết đầu ra cho chăn nuôi.
Nguồn bài viết: http://baoapbac.vn/kinh-te/201411/tien-giang-keu-goi-dau-tu-vao-5-du-an-nong-nghiep-nong-thon-556700/
Related news

Những ngày đầu xuân, chúng tôi có chuyến tham gia tuần tra rừng cùng lực lượng kiểm lâm huyện Thanh Sơn. Đồng chí Nguyễn Tiến Hiếu - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Thanh Sơn cho biết: “Thanh Sơn có trên 14.000ha rừng tự nhiên và trên 25.000ha rừng trồng.

Hiện nay thủy sản đã được xác định là một trong những mũi nhọn phát triển kinh tế của tỉnh. Năng suất thủy sản ngày càng được nâng cao, giúp giá các mặt hàng ổn định, có mức giá vừa phải, phù hợp với túi tiền của đại đa số người tiêu dùng đồng thời vẫn giúp người nuôi thủy sản tăng thu nhập.

Nếu như năm 2001, vốn FDI vào nông nghiệp chiếm 8% tổng vốn FDI cả nước, thì 10 năm sau, con số này chỉ còn 1%, với khoảng 500 dự án còn hiệu lực. Năm 2014, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp nước ta đạt 3,31%. Tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp trong năm vừa qua đạt 30,86 tỷ USD. Trong đó, các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực là đồ gỗ, cà phê, tiêu, điều và các loại rau quả.

Từ sáng sớm ngày hôm qua, nhiều hộ nuôi tôm trên địa bàn phường An Phú (TP.Tam Kỳ) bắt đầu thả tôm giống vào ao và tiến hành kiểm tra môi trường nước. Ông Đỗ Văn Lành (khối phố Phú Sơn, phường An Phú) cho biết: “Điều kiện sinh trưởng, phát triển của tôm thẻ chân trắng rất khác các loài nhuyễn thể, giáp xác khác và cá nuôi.

Toàn huyện làm được hơn 580km giao thông nông thôn, gần 25km giao thông nội đồng; kiên cố hóa được hơn 90km kênh nội đồng, 21 đập thủy lợi, mở rộng diện tích chủ động nước tưới lên hơn 2.500ha. Trong 4 năm qua, toàn huyện đã huy động được gần 2.500 tỷ đồng vào xây dựng nông thôn mới. Năm 2015, huyện Thăng Bình phấn đấu có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 50% số xã đạt 15 tiêu chí trở lên, các xã còn lại đạt trên 10 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới...