Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiền Giang: Anh Trần Văn Hơn Xử Lý Chôm Chôm Trái Vụ Lợi Nhuận Gần 100 Triệu Đồng/năm

Tiền Giang: Anh Trần Văn Hơn Xử Lý Chôm Chôm Trái Vụ Lợi Nhuận Gần 100 Triệu Đồng/năm
Ngày đăng: 15/10/2013


Những năm gần đây, nông dân xã Tân Phong (Cai Lậy - Tiền Giang) đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật xử lý chôm chôm ra hoa trái vụ, góp phần nâng cao mức sống cho nhiều nông hộ, trong đó có anh Nguyễn Văn Hơn ở ấp Tân Luông A.

Gia đình anh Hơn có 6 công vườn, trước đây trồng nhãn da bò. Năm 1990, đầu ra cây nhãn không ổn định, anh Hơn mạnh dạn đốn bỏ trồng chôm chôm Java và chôm chôm nhãn. Bốn năm sau vườn chôm chôm cho thu nhập ổn định, tuy nhiên, nếu để chôm chôm ra hoa mùa thuận thì hàng dội chợ, bán giá không cao. Năm 1995, thông qua tập huấn khuyến nông - khuyến ngư và học tập các mô hình sản xuất chôm chôm đạt hiệu quả ở địa phương, anh Hơn xử lý chôm chôm ra hoa mùa nghịch, vụ đầu tiên do chưa có kinh nghiệm chôm chôm ra hoa không đồng loạt, tỉ lệ đậu trái ít, sản lượng thấp nhưng bán giá cao, thu lợi nhuận khá.

Qua đúc kết kinh nghiệm, không bao lâu anh đã thành thạo kỹ thuật xử lý chôm chôm ra hoa nghịch vụ, sản lượng năm sau cao hơn năm trước. Vụ chôm chôm nghịch năm 2013 sắp thu hoạch, năng suất ước đạt 30 tấn/ha, thương lái đến tại vườn mua chôm chôm Java 15.000 đồng/kg, chôm chôm nhãn 20.000 đồng/kg. Nhiều năm liền anh xử lý chôm chôm nghịch vụ được mùa, trúng giá, trừ chi phí anh thu lợi nhuận gần 100 triệu đồng/năm.

Anh Hơn cho biết, tháng 5 âm lịch dùng màng nylon đậy kín gốc và điều tiết nước cạn trong mương, khoảng 45 ngày chôm chôm ra hoa, phun thuốc bảo vệ thực vật và bón phân cân đối, tăng tỉ lệ đậu trái trên cây và cho năng suất cao. Thu hoạch xong mùa vụ tỉa bỏ chồi, cành vô hiệu, xới gốc bón phân, chú trọng bón nhiều phân hữu cơ giúp cây sớm phục hồi.

Năm 2010, được sự hỗ trợ của Viện Cây ăn quả miền Nam, xã Tân Phong thành lập Tổ sản xuất chôm chôm VietGAP. Đây là tín hiệu vui cho nhà vườn trồng chôm chôm, anh Hơn cùng bà con trong khu vực tham gia sản xuất chôm chôm theo tiêu chuẩn VietGAP. Áp dụng qui trình này, tổ viên xây dựng nhà vệ sinh, kho chứa thuốc bảo vệ thức vật, phân bón, nơi pha thuốc và chứa vỏ thuốc sau khi sự dụng, cập nhật nhật sổ sách theo đúng qui cách; đồng thời phun thuốc theo phương pháp "4 đúng", chi phí giảm khoảng 20% so với ngoài dự án.

Anh Hơn cho biết, mặc dù sản xuất chôm chôm theo tiêu chuẩn VietGAP, nhưng đầu ra chưa thật sự hấp dẫn đối với nông dân. Viện Cây ăn quả miền Nam kết hợp Hội Làm vườn xã Tân Phong tiến hành các bước dự kiến mở rộng diện tích sản xuất chôm chôm theo hướng VietGAP lên 50 ha vào năm 2014, nhằm giảm chi phí hướng đến sản xuất trái cây sạch phục vụ nhu cầu xuất khẩu và tăng lợi nhuận cho nông dân trong thời gian tới. Với những thành tích đạt được, nhiều năm liền anh Trần Văn Hơn đạt danh hiệu nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi các cấp.


Có thể bạn quan tâm

Tái Đàn Cùng Nỗi Lo Dịch Bệnh Tái Đàn Cùng Nỗi Lo Dịch Bệnh

Chưa kịp nguôi nỗi đau mất hơn 28.200 con gia súc gia cầm (GSGC) do trận lũ hồi giữa tháng 11 gây ra, thì hiện giờ, người chăn nuôi lại phập phồng lo sợ dịch bệnh tấn công khi đang gắng gượng tái đàn.

23/12/2013
Nỗi Lo Mùa Tỏi Mới Nỗi Lo Mùa Tỏi Mới

Chúng tôi trở lại Lý Sơn (Quảng Ngãi) trong những ngày bà con nông dân ở đây làm đất xuống giống vụ hành, tỏi đông xuân. Đến đâu chúng tôi cũng bắt gặp những lo toan của người dân nơi đây, nào là mưa bão, chuẩn bị cho mùa biển mới, nguồn đất, cát cho vụ hành, tỏi đông xuân…

23/12/2013
Chuyên Nghiệp Để Làm Giàu Từ Cây Có Múi Chuyên Nghiệp Để Làm Giàu Từ Cây Có Múi

Chiếm gần 20% diện tích cây ăn quả của cả nước, cây có múi đang góp phần không nhỏ vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân.

23/12/2013
Hiệu Quả Kép Nhờ Sử Dụng Chế Phẩm Sinh Học Xử Lý Môi Trường Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Hưng Yên Hiệu Quả Kép Nhờ Sử Dụng Chế Phẩm Sinh Học Xử Lý Môi Trường Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Hưng Yên

Tỉnh Hưng Yên có gần 5 nghìn ha ao, hồ, đầm, hơn 4,4 nghìn ha đất nằm tại vị trí có địa hình thấp trũng, phù hợp với việc trồng lúa và nuôi trồng thủy sản. Đây là tiềm năng rất lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản.

23/12/2013
Phát Triển Kinh Tế Thủy Sản Theo Hướng Bền Vững Phát Triển Kinh Tế Thủy Sản Theo Hướng Bền Vững

Nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản ở huyện Bình Đại (Bến Tre) đã và đang phát triển mạnh ở các xã tiểu vùng 3 và 4, mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho người dân địa phương. Những năm gần đây, huyện chủ trương phát triển kinh tế thủy sản theo hướng bền vững, đẩy mạnh đánh bắt, nuôi trồng thủy sản phục vụ mục tiêu kinh tế nhưng không làm tổn hại đến môi sinh, môi trường và nguồn lợi thủy sản.

23/12/2013