Tiền Giang: Anh Trần Văn Hơn Xử Lý Chôm Chôm Trái Vụ Lợi Nhuận Gần 100 Triệu Đồng/năm

Những năm gần đây, nông dân xã Tân Phong (Cai Lậy - Tiền Giang) đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật xử lý chôm chôm ra hoa trái vụ, góp phần nâng cao mức sống cho nhiều nông hộ, trong đó có anh Nguyễn Văn Hơn ở ấp Tân Luông A.
Gia đình anh Hơn có 6 công vườn, trước đây trồng nhãn da bò. Năm 1990, đầu ra cây nhãn không ổn định, anh Hơn mạnh dạn đốn bỏ trồng chôm chôm Java và chôm chôm nhãn. Bốn năm sau vườn chôm chôm cho thu nhập ổn định, tuy nhiên, nếu để chôm chôm ra hoa mùa thuận thì hàng dội chợ, bán giá không cao. Năm 1995, thông qua tập huấn khuyến nông - khuyến ngư và học tập các mô hình sản xuất chôm chôm đạt hiệu quả ở địa phương, anh Hơn xử lý chôm chôm ra hoa mùa nghịch, vụ đầu tiên do chưa có kinh nghiệm chôm chôm ra hoa không đồng loạt, tỉ lệ đậu trái ít, sản lượng thấp nhưng bán giá cao, thu lợi nhuận khá.
Qua đúc kết kinh nghiệm, không bao lâu anh đã thành thạo kỹ thuật xử lý chôm chôm ra hoa nghịch vụ, sản lượng năm sau cao hơn năm trước. Vụ chôm chôm nghịch năm 2013 sắp thu hoạch, năng suất ước đạt 30 tấn/ha, thương lái đến tại vườn mua chôm chôm Java 15.000 đồng/kg, chôm chôm nhãn 20.000 đồng/kg. Nhiều năm liền anh xử lý chôm chôm nghịch vụ được mùa, trúng giá, trừ chi phí anh thu lợi nhuận gần 100 triệu đồng/năm.
Anh Hơn cho biết, tháng 5 âm lịch dùng màng nylon đậy kín gốc và điều tiết nước cạn trong mương, khoảng 45 ngày chôm chôm ra hoa, phun thuốc bảo vệ thực vật và bón phân cân đối, tăng tỉ lệ đậu trái trên cây và cho năng suất cao. Thu hoạch xong mùa vụ tỉa bỏ chồi, cành vô hiệu, xới gốc bón phân, chú trọng bón nhiều phân hữu cơ giúp cây sớm phục hồi.
Năm 2010, được sự hỗ trợ của Viện Cây ăn quả miền Nam, xã Tân Phong thành lập Tổ sản xuất chôm chôm VietGAP. Đây là tín hiệu vui cho nhà vườn trồng chôm chôm, anh Hơn cùng bà con trong khu vực tham gia sản xuất chôm chôm theo tiêu chuẩn VietGAP. Áp dụng qui trình này, tổ viên xây dựng nhà vệ sinh, kho chứa thuốc bảo vệ thức vật, phân bón, nơi pha thuốc và chứa vỏ thuốc sau khi sự dụng, cập nhật nhật sổ sách theo đúng qui cách; đồng thời phun thuốc theo phương pháp "4 đúng", chi phí giảm khoảng 20% so với ngoài dự án.
Anh Hơn cho biết, mặc dù sản xuất chôm chôm theo tiêu chuẩn VietGAP, nhưng đầu ra chưa thật sự hấp dẫn đối với nông dân. Viện Cây ăn quả miền Nam kết hợp Hội Làm vườn xã Tân Phong tiến hành các bước dự kiến mở rộng diện tích sản xuất chôm chôm theo hướng VietGAP lên 50 ha vào năm 2014, nhằm giảm chi phí hướng đến sản xuất trái cây sạch phục vụ nhu cầu xuất khẩu và tăng lợi nhuận cho nông dân trong thời gian tới. Với những thành tích đạt được, nhiều năm liền anh Trần Văn Hơn đạt danh hiệu nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi các cấp.
Related news

Tại chợ Long Biên, phần lớn cam đổ về chợ là cam Trung Quốc, cam Văn Giang (Hưng Yên). Trong đó, cam Trung Quốc bán đổ đống với giá 15.000-17.000 đồng/kg. Từ chợ Long Biên, cam về các chợ nhỏ lẻ, được “thay tên, đổi họ” gắn mác cam Vinh bán với giá cao.

Sau 2 năm dự án cạnh tranh nông nghiệp “vào” với vùng cam Minh Thành (Yên Thành - Nghệ An), những vườn đồi cam nơi đây đã có sự đổi thay rõ rệt. Chất lượng cũng như năng suất cây cam được cải thiện, thu nhập và đời sống người dân cũng được nâng lên đáng kể.

Do nguồn cung tăng, giá bán lẻ nhiều loại trái cây như: cam, quýt, bưởi, mận, xoài, nho… hiện giảm 3.000- 10.000 đồng/kg so với tháng trước.

Những ngày qua, hồ thủy lợi Phú Ninh xả lũ, cá mè theo dòng nước ra sông nên ngư dân các xã Tam Phú, phường Hòa Hương (TP.Tam Kỳ), Núi Thành (Quảng Nam) được mùa đánh bắt.

Do ảnh hưởng của các đợt mưa lụt mới đây, nhiều hộ nuôi tôm, cua… tại phường Ninh Hà (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) đã rơi vào cảnh trắng tay. Ngành chức năng đã khuyến cáo không tiếp tục thả nuôi trong thời gian mưa bão, nhưng với hy vọng mong manh rằng thời tiết sẽ thuận nên người nuôi đã phải gánh chịu thiệt hại.