Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiến bộ kỹ thuật trong khai thác hải sản xa bờ

Tiến bộ kỹ thuật trong khai thác hải sản xa bờ
Ngày đăng: 14/10/2015

Khai thác thủy sản hàng năm đã đạt sản lượng 2,71 triệu tấn, trong đó có sự đóng góp của việc ứng dụng các thiết bị khai thác trên tàu đánh bắt hải sản xa bờ.

Ứng dụng máy dò ngang

Từ những năm 2003 – 2004, máy dò cá sonar đã được đưa vào Việt Nam trên con tàu đánh cá của ông Bảy Kim ở Cà Mau.

Nhưng theo chủ tàu, mặc dù máy đã phát hiện được đàn cá nhưng khi đàn cá di chuyển thì tàu đã không thể bám được đàn cá.

Do không hiệu quả nên chủ tàu đã tháo cất máy và không sử dụng.

Năm 2006, Trung tâm khuyến ngư Quốc gia đã được Hãng FURUNO của Nhật Bản giúp đỡ và lắp một máy dò ngang CH 250 trên tàu vây rút chì tại Ninh Thuận.

Máy đã phát huy hiệu quả rất cao, sản lượng đánh bắt đã tăng gấp 1,5 – 2 lần so với khi chưa lắp máy.

Có thể nói đây là điểm khởi đầu của các mô hình lắp máy dò ngang trên tàu khai thác hải sản xa bờ.

Tiếp những năm sau, Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia (sau này là Trung tâm Khuyến nông Quốc gia) đã tiếp tục triển khai các mô hình lắp máy dò ngang tại Quảng Bình, Bình Định, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Kết quả cho thấy, máy dò ngang sonar đã thực sự giúp cho các tàu khai thác hải sản xa bờ đánh bắt đạt hiệu quả kinh tế cao.

Từ những kết quả của các mô hình đơn lẻ năm 2011, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT giao nhiệm vụ triển khai dự án “Ứng dụng thiết bị khai thác” với nội dung chính là ứng dụng các máy sonar và lắp đặt các bóng đèn tiết kiệm điện trên tàu khai thác hải sản xa bờ.

Từ những máy của mô hình khuyến ngư đến nay toàn quốc đã có trên 639 máy được lắp đặt.

Hiện nay các tàu khai thác cá nổi như vây rút chì, pha xúc, chụp mực nếu không có máy dò ngang sẽ khó có hiệu quả cao.

Dự án “Hiện đại hóa đội tàu cá đánh bắt hải sản xa bờ” đã phối hợp với các Trung tâm KNKN; Viện Khoa học công nghệ và Khai thác thủy sản;

Viện Nghiên cứu Hải sản; Chi cục KT&BVNLTS, Chi cục Thủy sản và các doanh nghiệp triển khai được 45 máy dò ngang cho các tỉnh ven biển trong đó nhiều tỉnh đã ứng dụng rất thành công máy dò ngang góc quét 450 đem lại hiệu quả kinh tế cao, các mô hình lắp máy dò ngang đã đưa năng suất sản xuất tăng hơn 50% so với khi chưa lắp máy, giảm chi phí sản xuất từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế cho đội tàu khai thác hải sản xa bờ.

Công nghệ bảo quản sản phẩm trên tàu khai thác

Bảo quản sản phẩm trên biển hiện nay đang là một vấn đề lớn, công nghệ bảo quản còn lạc hậu, chất lượng bảo quản còn thấp, làm giảm giá trị sản phẩm, từ đó làm giảm hiệu quả khai thác.

Từ công nghệ làm hầm bảo quản bằng vật liệu PU, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã nhanh chóng xây dựng các mô hình trình diễn để nhân rộng cho ngư dân tất cả các tỉnh ven biển.

Mặc dù số lượng mô hình chưa nhiều (mới chuyển giao được trên 30 mô hình) nhưng hiệu quả của các mô hình đã nhanh chóng lan rộng trong cộng đồng ngư dân ven biển.

Ngư dân đã nhanh chóng vận dụng vào sản xuất cho các tàu khai thác hải sản xa bờ.

Đến nay, con số các tàu được phun phủ PU FOAMS đã lên đến hàng ngàn tàu.

Việc trang bị hầm bảo quản bằng vật liệu Polyurethane, mặt hầm tiếp giáp với sản phẩm được bọc Inox 304 sẽ đảm bảo cách nhiệt tốt sản phẩm bảo quản trong thời gian từ 20 ngày đến 1 tháng vẫn đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu.

Hàng ngày không phải tiếp thêm đá nâng hiệu suất sử dụng đá lên đến 95%.

Từ năm 2011 đến nay Trung tâm KNQG; Viện Khoa học và Công nghệ khai thác Thủy sản - Đại học Nha trang đã triển khai được 75 mô hình cho các tỉnh ven biển, đến nay hầu hết các tỉnh ven biển đã biết nhân rộng mô hình tuy nhiên nhiều ngư dân vần chưa có thông tin hoặc chưa thấy được hiệu quả của mô hình này nên việc nhân rộng mô hình chưa nhiều.

Chuyển giao các nghề đánh bắt mới

Bên cạnh việc chuyển giao kỹ thuật mới cho các nghề đánh bắt truyền thống, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tiến hành chuyển giao nhiều nghề đánh bắt mới, cụ thể:

Nghề lưới rê hỗn hợp đã được Trung tâm KNQG chuyển giao cho các tỉnh từ Nam định đến Trà Vinh, kết quả đánh bắt đạt hiệu quả kinh tế cao, năng suất và sản lượng tăng hơn 95% so với các nghề lưới rê truyền thống do sản phẩm đánh bắt có giá trị kinh tế cao như cá thu, cá song, cá dưa, cá thiều…

Nghề khai thác ghẹ bằng lồng bẫy với tính năng khai thác chọn lọc, chỉ đánh bắt chủ yếu là ghẹ và ốc hương là những sản phẩm có giá trị kinh tế cao đã đem lại hiệu quả khai thác lớn.

Từ những mô hình đơn lẻ ban đầu nay đã hình thành nghề khai thác ghẹ bằng lồng bẫy với diện hoạt động rộng khắp trên cả nước.

Nghề lưới rê 3 lớp cải tiến có thể đánh bắt được cả các đối tượng cá vùng gò nổi, rạn đá, đã giúp dân có ngư cụ đánh bắt ở những vùng ngư trường đặc thù mà các nghề khác không thể khai thác được vì có thể mất hoặc rách lưới.

Nghề lưới rê cá dưa đã giúp dân khai thác được đối tượng cá dưa xuất khẩu chuyên sống ẩn sâu dưới lớp bùn cát ở tầng đáy.

Khi chưa có nghề lưới rê cá dưa thì đối tượng này chủ yếu được khai thác bằng nghề câu nên năng suất và sản lượng rất hạn chế.

Từ khi nghề lưới rê cá dưa được chuyển giao cho ngư dân, nghề này đã nhanh chóng phát triển và hoạt động rất hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm

Sầu Riêng Cuối Vụ Giá Vẫn Cao Sầu Riêng Cuối Vụ Giá Vẫn Cao

Trong khi nhà vườn trồng nhãn thua lỗ do bệnh chổi rồng hoành hành thì người trồng sầu riêng ở Sóc Trăng phấn khởi vì hiện tại, giá bán sầu riêng tại vườn ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng) vẫn giữ mức khá cao.

05/07/2013
Quản Lý Giống Thủy Sản Còn Nhiều Bất Cập Quản Lý Giống Thủy Sản Còn Nhiều Bất Cập

Những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy hải sản trên cả nước phát triển tương đối mạnh, nhiều đối tượng nuôi như: Tôm sú, tôm chân trắng, cá tra, cá ba sa… đã chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu.

06/07/2013
Cấm Bẫy Tôm Hùm Tại Một Số Vùng Biển Phan Thiết Cấm Bẫy Tôm Hùm Tại Một Số Vùng Biển Phan Thiết

Các cơ quan chức năng thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) đã tích cực triển khai thực hiện việc tháo dỡ bẫy tôm hùm con, nhờ vậy chỉ trong một thời gian ngắn hàng ngàn bẫy đã được gỡ bỏ. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi việc thực hiện Chỉ thị số 01 của UBND tỉnh Bình Thuận vẫn còn gặp không ít khó khăn.

12/06/2013
Kết Quả Bước Đầu Nuôi Gà Đông Tảo Ở Châu Thành (Bến Tre) Kết Quả Bước Đầu Nuôi Gà Đông Tảo Ở Châu Thành (Bến Tre)

Vào tháng 8-2012, Trung tâm Giống nông nghiệp Bến Tre thực hiện đề tài “Du nhập và nuôi thích nghi gà Đông Tảo tại Bến Tre”. Huyện Châu Thành được hỗ trợ 4 mô hình: 2 mô hình nuôi gà Đông Tảo lai và 2 mô hình nuôi gà Đông Tảo thuần tại xã Sơn Hòa và Tam Phước.

06/07/2013
Sản lượng thủy sản khai thác ở Khánh Hòa đạt hơn 16.170 tấn Sản lượng thủy sản khai thác ở Khánh Hòa đạt hơn 16.170 tấn

Từ đầu năm đến nay, nhờ thời tiết tương đối thuận lợi cho việc vươn khơi bám biển, nên sản lượng khai thác thủy sản của ngư dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đạt hơn 16.170 tấn, tăng gần 4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khai thác cá ngừ đại dương đạt hơn 470 tấn, tăng gần 3,5%.

09/04/2015