Tiềm Năng Cho Cá Tra Việt Tại Canađa

Với xu thế tiêu dùng sản phẩm thủy sản tăng cao, dự báo thị trường Canada ngày càng có nhu cầu cao về nhập khẩu các sản phẩm như cá tra, tôm. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng cơ hội mở rộng thị phần cũng như tìm kiếm thêm thị trường, không quá phụ thuộc vào thị trường Mỹ, EU hay Nhật Bản.
Số liệu của Hải quan Việt Nam cho thấy, xuất khẩu cá tra sang Canađa từ 1/1/2014 đến 15/9/2014 đạt giá trị 28,9 triệu USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2013. Cá tra Việt Nam hiện là mặt hàng được nhập khẩu và tiêu thụ nhiều nhất trong nhóm hàng phile cá thịt trắng đông lạnh được nhập khẩu vào thị trường này.
Giá xuất khẩu phile cá tra đông lạnh Việt Nam Canađa cũng tăng cao hơn năm ngoái tạo niềm tin cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Bên cạnh đó, cho thấy Canađa có nhu cầu cao về một số mặt hàng cá tuyết của Việt Nam như cá tuyết haddock và cá tuyết cod khi giá trị xuất khẩu của Việt Nam với các mặt hàng này hiện đứng ở vị trí thứ hai.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Canađa, đây là thị trường tự do có phong cách tiêu dùng tương đồng với thị trường Mỹ nên cơ hội tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng thủy sản nói chung và cá tra nói riêng rất lớn, bởi thị trường này không quá khắt khe như Mỹ.
Đối với người tiêu dùng Canađa, dinh dưỡng, độ an toàn, tính tiện lợi và tính bền vững là những tiêu chí hàng đầu đánh giá chất lượng thủy sản, nhất là với thủy sản đông lanh. Họ sẵn sàng trả giá cao hơn cho các sản phẩm chất lượng cao.
Do vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang thị trường tiềm năng này, các nhà xuất khẩu không những phải nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng tính cạnh tranh mà cần có chiến lược tiếp thị bài bản. Đặc biệt lưu ý đến nhãn mác hàng hóa, thời gian và điều kiện giao hàng, giá cả, khả năng cung ứng hàng.
Ở khía cạnh khác, ông David Devine- Đại sứ Canađa tại Việt Nam- cho hay: Với kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 500 tỷ USD mỗi năm, Canađa cũng là một thị trường cạnh tranh hết sức khốc liệt. Các nhà xuất khẩu Việt Nam cần lưu ý dù xảy ra một thất bại nhỏ, người mua hàng cũng sẽ nhanh chóng chuyển sang nhà cung cấp khác.
Các sản phẩm tươi và đông lạnh như cá tra, tôm đang được người tiêu dùng Canađa ưa chuộng hơn nhưng họ cũng tương đối khắt khe về chất lượng do tiêu chuẩn sống cao. Xây dựng lòng tin với khách hàng về sản phẩm cá tra, sản phẩm tôm Việt chất lượng, đáp ứng yêu cầu về vệ sinh thực phẩm được coi là yếu tố quan trọng trong quá trình doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường Canađa.
Có thể bạn quan tâm

Tết Ất Mùi năm nay nhà nông Trần Thanh Liêm, ở khu vực 7, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy (TP. Cần Thơ) sẽ cung ứng ra thị trường khoảng 500 cặp dưa hấu hình vuông, thỏi vàng có chữ “Tài - Lộc” nổi trên vỏ, giá từ 1,5 - 3,5 triệu đồng/cặp. Dự kiến trong dịp tết ông thu gần một tỷ đồng. Đồng thời, năm nay ông sẽ tung ra khoảng 20 cặp dưa hấu hình trái tim rất lạ mắt với giá 8 triệu đồng/cặp.

Thay vào các vườn trồng mai trước đây là các vườn trồng tắc, cây ăn trái trong chậu. Đang tỉa lại cành và vô chậu 1.000 cây tắc, anh Nguyễn Văn Út, ở ấp Phú Hội, xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, cho biết: “Vài năm trước đây, cứ đến hẹn là gia đình tôi sản xuất trên 1.000 chậu mai vàng để cung ứng cho thị trường dịp tết. Tuy nhiên, năm nay số lượng giảm đi một nửa để chuyển sang đầu tư cây tắc”.

Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) vừa công bố một con số thống kê đáng “giật mình”: Trong hơn 90.000 thương hiệu hàng hóa các loại được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, chỉ mới có khoảng 15% là của doanh nghiệp trong nước, và hơn 80% hàng nông sản Việt Nam được bán ra thị trường thế giới thông qua các thương hiệu nước ngoài.

Agribank tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực trong việc thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Đảng, Nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X), đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Giá hiện tại (thương lái thu mua tại vườn): 13.000đ/kg (giá đầu vụ từ 25 – 30.000đ/kg). Theo ông, đây cũng là qui luật của thị trường, dù sao giá này cũng tương đối, chấp nhận được (không bị lỗ), nếu trừ các chi phí (phân bón, thuốc trừ sâu...), ông lãi được khoảng 50 triệu đồng/vụ.