Tiếc vì cá sấu phải bán thô
Theo ông Đang, các sản phẩm thời trang, mỹ nghệ làm từ da cá sấu có giá trị kinh tế cao nhưng ít đơn vị đầu tư vào chế biến nên sử dụng nguyên liệu còn ít. Với những đơn vị đã đầu tư thì giá bán cuối cùng còn thấp so với sản phẩm cùng loại trên thị trường thế giới do công nghệ thuộc da còn yếu, thương hiệu ít có tiếng tăm. Vì thế, cá sấu xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường như EU còn nhỏ lẻ mà chủ yếu xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc.
Trong tình hình hiện nay, ông Đang khuyến cáo người nuôi cá sấu phải bảo đảm an toàn chuồng trại vì đây là loài vật hung dữ và thận trọng với những giao dịch có tính bất thường.
Như chúng tôi đã thông tin, cá sấu giống năm 2015 đang ở mức 600.000 đồng/con, tăng 250.000 đồng/con so với năm 2013 do nhiều người “háo hức” nuôi vì lợi nhuận cao trong 2 năm qua.
Theo thống kê, TP HCM có 45 tổ chức và hộ dân nuôi cá sấu, từ năm 2012-2015, tổng đàn cá sấu của TP duy trì ở mức 160.000-170.000 con, lượng giảm đàn do bán ra được bù vào bằng nguồn từ cá sấu sinh sản tại chỗ.
Có thể bạn quan tâm
Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh vừa phối hợp với Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất miền Trung tổ chức hội thảo cuối vụ mô hình trồng bắp trên đất lúa chuyển đổi. Mô hình được thực hiện tại thôn An Chiểu, xã Ân Phong, huyện Hoài Ân với diện tích 3 ha, có 35 hộ nông dân tham gia sử dụng giống bắp lai Cp333 gieo trồng trên ruộng của mô hình và ruộng đối chứng trên cùng chân đất.
Cây điều vốn được coi là cây “xóa đói, giảm nghèo” của người dân Vĩnh Thạnh. Nhờ trồng điều mà không ít hộ, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số vượt qua đói nghèo, vươn lên khá giả. Gia đình ông Nguyễn Văn Nghinh, ở thôn Vĩnh Thọ, xã Vĩnh Hiệp là một trong những hộ khá lên nhờ trồng điều với mức thu nhập mỗi năm khoảng 150 triệu đồng.
Nếu không có biện pháp ứng phó thích hợp với biến đổi khí hậu, trong tương lai không xa, có không ít doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng thu hẹp sản xuất, thậm chí bị phá sản vì thiếu nguyên liệu phục vụ sản xuất.
Vĩnh Sơn là xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc Bana thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Vĩnh Thạnh, đời sống của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhờ đẩy mạnh nhiều giải pháp phát triển KT-XH, đặc biệt Ðảng ủy xã xác định công tác phát triển Ðảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm nên bộ mặt nông thôn địa phương bước đầu đã có sự chuyển biến.
Theo đánh giá của các ngành chức năng, chăn nuôi là một trong những ngành sẽ bị tổn thương nhiều nhất trong quá trình hội nhập, đặc biệt là những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Vì vậy, để họ không bị “chìm” trong “cơn bão” này, rất cần có những chính sách hỗ trợ cụ thể và đủ mạnh.