Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bắc Hà Trồng Thử Nghiệm Thành Công Giống Lê Đài Loan

Bắc Hà Trồng Thử Nghiệm Thành Công Giống Lê Đài Loan
Ngày đăng: 17/07/2012

Cây lê Tai nung Đài Loan là một trong những cây ăn quả được huyện đưa vào trồng khảo nghiệm trong 6 năm qua, đến nay đã cho những kết quả tích cực. Những thành công đó mở ra hướng phát triển cây ăn quả mới trên đất vùng cao Bắc Hà.

Từ tháng 8/2002, giống lê Tai nung Đài Loan được đưa về Trại rau quả Bắc Hà trồng thử nghiệm 13 cây ghép trên gốc cây mắc coọc 2 năm tuổi. Sau 6 năm trồng thử nghiệm kết quả cho thấy cây lê Tai nung phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng khí hậu Bắc Hà, sinh trưởng phát triển tốt, năng suất cao, ít sâu bệnh, trọng lượng quả trung bình từ 400- 500g, chất lượng quả tốt, thơm ngon, ngọt mát. So với các loại cây ăn quả khác ở Bắc Hà, cây lê Tai nung Đài Loan cho giá trị kinh tế cao hơn hẳn.

Để tìm hiểu kỹ hơn về giống cây ăn quả mới này, chúng tôi đến thăm Trại rau quả Bắc Hà vào những ngày cuối tháng 6, khi những quả lê đang chuẩn bị cho thu hoạch. Anh Đặng Hồng Quân - Trại trưởng Trại rau quả Bắc Hà, cho biết: Cây lê Tai nung Đài Loan là cây ưa khí hậu lạnh, phát triển tốt ở độ cao 750m trở lên nên phù hợp trồng trên đất Bắc Hà. Hơn nữa cây lại được ghép trên cây mắc coọc bản địa nên khả năng thích nghi về điều kiện tự nhiên của vùng rất tốt. Lê Tai nung còn có ưu điểm ra hoa muộn hơn cây đào và mận, vì thế tránh được thời điểm rét đậm trong tết, thời gian thu hoạch vào tháng 7 sau khi thu hoạch đào và mận Bắc Hà, và chín trước lê địa phương 15 ngày.

Hiện nay Trại rau quả Bắc Hà có trên 800 cây mẹ đang được đội ngũ cán bộ, công nhân chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và theo dõi sát sao quá trình sinh trưởng phát triển của cây, tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu cơ bản về kỹ thuật canh tác. Đồng thời Trại tiếp tục chăm sóc 3 vạn gốc ghép để đến thời vụ nhân giống. Có thể nói mô hình cây lê Tai nung đang dần khẳng định được tính ưu việt.

Tuy vậy, đây mới chỉ là mô hình trồng thử nghiệm. Để cây trồng mới này trở thành một trong những cây thế mạnh và phát triển thành vùng chuyên canh hàng hoá còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công tác đầu tư chăm sóc theo quy trình kỹ thuật của người dân, việc quy hoạch và sử dụng quỹ đất trồng hợp lý, vấn đề theo dõi tình hình sâu bệnh, diễn biến bất thường của thời tiết… tất cả đang được tỉnh và huyện đặc biệt quan tâm. Trước mắt chọn hộ sản xuất giỏi trồng mỗi hộ từ 1 – 2 ha thành những vùng tập trung, đặc biệt chú ý công tác chăm sóc, bảo quản ngay từ những ngày đầu… Có như vậy, mô hình cây ăn quả này mới trở nên thiết thực, tiến tới xoá đói làm giàu cho người dân vùng cao Bắc Hà.


Có thể bạn quan tâm

Xóa Nghèo Từ Nuôi Dê Ở Ba Tri (Bến Tre) Xóa Nghèo Từ Nuôi Dê Ở Ba Tri (Bến Tre)

Anh Trương Văn Vòm - cán bộ xã là một trong những người có đàn dê khá lớn tại địa phương, khẳng định sau con bò thì con dê đã tham gia xóa nghèo hữu hiệu nhất. Đầu năm 2013, Dự án IFAD cũng quyết định chọn con dê để hỗ trợ cho hộ nghèo của xã làm kinh tế.

21/05/2013
Nghề Chăn Nuôi Heo Cần Hỗ Trợ Ở Đồng Tháp Nghề Chăn Nuôi Heo Cần Hỗ Trợ Ở Đồng Tháp

Một năm trôi qua ở Đồng Tháp, nghề chăn nuôi heo phải đối mặt với nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bài toán về giá cả hiện nay đang khiến họ thêm nặng gánh, giá bán thấp hơn giá thành. Trong khi đó, việc vay vốn ngân hàng cũng không phải dễ dàng...

21/05/2013
Giá Cá Bè Tăng Mạnh Ở Tiền Giang Giá Cá Bè Tăng Mạnh Ở Tiền Giang

Ông Nguyễn Anh Dũng, một trong những thương lái mua cá điêu hồng có quy mô tương đối lớn ở phường 2, TP. Mỹ Tho (Tiền Giang) cho biết, giá cá điêu hồng mua tại bè hiện dao động từ 38.000 - 39.000 đồng/kg, thậm chí loại cá cỡ lớn (từ 1 kg/con trở lên) ở mức 40.000 - 41.000 đồng/kg.

22/05/2013
Lợi Nhuận Đáng Kể Từ Mô Hình Bắp, Bò, Biogas Lợi Nhuận Đáng Kể Từ Mô Hình Bắp, Bò, Biogas

Ông Huỳnh văn Hổ, nông dân ấp Mỹ Long, xã Mỹ An huyện Chợ Mới (An Giang), những năm gần đây khá lên nhờ áp dụng mô hình trồng bắp, nuôi bò và sử dụng phân bò làm khí đốt biogas. Đây là mô hình đang được ngành nông nghiệp huyện Chợ Mới khuyến cáo nông dân áp dụng rộng rãi nhằm tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình, mặt khác vừa cải thiện môi trường, tiết kiệm chi phí nhiên liệu nấu ăn, sinh hoạt hằng ngày.

23/05/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Vỗ Béo Bò Con Sau Khi Sinh Ở Kông Yang (Gia Lai) Hiệu Quả Từ Mô Hình Vỗ Béo Bò Con Sau Khi Sinh Ở Kông Yang (Gia Lai)

“Chuyển giao kỹ thuật nuôi thâm canh bò giai đoạn bú sữa và sau cai sữa” là mô hình nằm trong phạm vi hợp phần Dự án cạnh tranh nông nghiệp Gia Lai. Sau 6 tháng triển khai tại xã Kông Yang (huyện Kông Chro - Gia Lai), dự án đã kết thúc và cho thấy những kết quả khá tích cực.

23/05/2013