Quảng Nam Lập Quỹ Hỗ Trợ Ngư Dân

Tại phiên bế mạc vào chiều ngày 12/7, kỳ họp lần thức 4, khóa VIII, HĐND tỉnh Quảng Nam đã quyết định thành lập Quỹ Hỗ trợ ngư dân tỉnh Quảng Nam với nguồn vốn ban đầu là 5 tỷ đồng từ ngân sách địa phương. Các năm tiếp theo, quỹ sẽ được bổ sung 1 tỷ đồng/năm.
Ngoài ngân sách, Quỹ còn kêu gọi hỗ trợ vốn từ các tổ chức, cá nhân, từ các chương trình, dự án cải thiện sinh kế, phát triển cộng đồng dân cư ven biển.
Quảng Nam hiện có tổng cộng 4.220 tàu thuyền gắn máy, với khoảng 25.000 lao động trực tiếp sản xuất trên biển; trong đó số lượng tàu thuyền có công suất 90CV trở lên là 286 chiếc. Tuy nhiên, nghề cá của tỉnh có quy mô còn nhỏ, số lượng tàu đánh bắt biển xa còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng khai thác thủy sản của tỉnh.
Hiện nay, nghề cá xa bờ đang phát huy hiệu quả nên ngư dân có xu hướng đầu tư đóng mới, cải hoán tàu cá. Vì vậy, sự ra đời của Quỹ hỗ trợ ngư dân sẽ hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho ngư dân vay để nâng cao năng lực tàu đánh cá, giúp bà con vững tin bám biển, vươn khơi sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Vụ đông xuân năm 2015 - 2016, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) phấn đấu sản xuất khoảng 2 nghìn tấn nấm tươi thương phẩm (mộc nhĩ, nấm sò, nấm rơm, nấm mỡ, Linh chi), tăng 300 tấn so với năm 2014

Công ty Cổ phần nông trại Sinh thái Ecofam Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) cho biết, hiện Công ty đang đầu tư hơn 18 tỷ đồng để xây dựng công trình nhà lưới ươm giống cây con hoa màu sạch tại Cồn Tô Châu, ấp Nam, xã Tân Thạnh (huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) trên diện tích 10.000m2.

Nông dân tại nhiều tỉnh, thành vùng ĐBSCL hiện bán lúa thu đông 2015 thu hoạch sớm thấp hơn từ 400 - 500 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước. Tại TP Cần Thơ và nhiều tỉnh lân cận, như: Hậu Giang, Vĩnh Long…, nông dân bán lúa tươi IR50404 ngay tại ruộng chỉ 4.200 - 4.300 đồng/kg, trong khi cùng kỳ năm trước từ 4.700 - 4.800 đồng/kg. Nhiều loại lúa tươi hạt dài như: OM 4218, OM 5451… giá từ 4.500 - 4.700 đồng/kg.

Những năm gần đây, nhờ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nên giá trị sản phẩm chè Ba Trại (huyện Ba Vì, Hà Nội) được nâng lên rõ rệt.

Thành phố Đà Lạt đã thiết lập hệ thống bản đồ phân bố dịch hại trên cây dâu tây thông qua ứng dụng công nghệ GIS (hệ thống thông tin địa lý), làm cơ sở đưa ra các giải pháp phòng trừ hiệu quả, kịp thời.