Tích Cực Phòng, Trừ Sâu Bệnh Hại Sau Bão

Vụ mùa, toàn tỉnh gieo cấy được khoảng 40 nghìn ha lúa. Cách đây 1 tuần, tình hình sâu bệnh hại diễn biến rất phức tạp khi có đến gần 10 nghìn ha lúa bị nhiễm các loại sâu bệnh hại.Với sự nỗ lực của nông dân trong tỉnh, đến nay, các loại sâu bệnh hại lúa mùa đã được khống chế kịp thời, nhất là các đối tượng như rầy nâu, sâu đục thân hai chấm, sâu cuốn lá nhỏ...
Tuy nhiên, sau khi cơn bão số 3 đi qua, nhiều đối tượng sâu bệnh hại mới có thể sẽ xuất hiện. Cụ thể, sâu cắn gié xuất hiện ở trà lúa đang trỗ hoặc bắt đầu đỏ đuôi các vùng ven sông, suối như những diện tích lúa nằm ven sông Cầu của các huyện Phú Lương, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và T.P Thái Nguyên; ven sông Công của Đại Từ, T.X Sông Công…
Tiếp đến là bọ xít dài có nguy cơ xuất hiện trên các trà lúa đang bước vào thời kỳ trỗ hoặc chắc xanh ở khu vực gần rừng. Để phòng trừ 2 loại sâu bệnh hại này, nông dân cần tích cực thăm đồng để phát hiện và phòng trừ kịp thời theo hướng dẫn của trạm Bảo vệ thực vật các huyện, thành phố, thị xã…
Cùng tại thời điểm này, bệnh hoa cúc có thể xuất hiện ở những trà lúa bắt đầu chín. Riêng đối với loại bệnh này, khi xuất hiện, để bảo vệ mùa màng, bà con cần nhanh chóng thu hoạch lúa “xanh nhà hơn già đồng” theo hướng dẫn của ngành Nông nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Với lợi thế có nhiều sông ngòi, diện tích hồ chứa khá lớn nên nghề nuôi trồng thủy sản trên hồ chứa ở Nghệ An đã và đang phát triển, góp phần không nhỏ giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân vùng nông thôn, thúc đẩy kinh tế các xã vùng lòng hồ, ven sông phát triển.

Quốc lộ Quản Lộ - Phụng Hiệp dài hơn 119 km đi qua 4 tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, song song với tuyến kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp. Điểm khởi đầu tại thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang và điểm cuối là thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau. Trong đó, đoạn qua thị xã Ngã Năm dài khoảng 18 km, dọc theo hai bên tuyến Quốc lộ này đang hình thành vùng lúa đặc sản ST và sẽ trở thành con đường lúa thơm đặc sắc của Sóc Trăng

Mặc dù xuất khẩu tôm năm 2014 được dự báo có thể vẫn giữ mục tiêu 3 tỷ USD, tuy nhiên vấn đề kiểm soát dư lượng kháng sinh oxytetracyline (OTC) trong sản phẩm thủy sản XK sang thị trường Nhật Bản và thị trường EU đã và đang tạo thêm áp lực cho các DN chế biến XK thủy sản Việt Nam.

Cà Mau là một trong những tỉnh có thế mạnh về sản xuất lúa, tôm. Trong những năm qua, năng suất, sản lượng lúa, tôm đều tăng và đã góp phần rất lớn trong việc phát triển kinh tế nông hộ. Vụ lúa trên đất nuôi tôm năm nay, tuy có những khó khăn nhất định do yếu tố thời tiết nhưng toàn tỉnh đã gieo cấy được khoảng 39.000 ha.

Bên cạnh đó, với những đóng góp lớn trong kim ngạch xuất khẩu của ngành, ngành thủy sản vẫn được xem là ngành xuất khẩu mũi nhọn với giá trị xuất khẩu thủy sản tháng Mười Một ước đạt 666 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 11 tháng đầu năm đạt 7,22 tỷ USD, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2013.