Tỉa Cành Tạo Tán Và Tỉa Hoa Trên Trái Thanh Long
Tỉa cành tạo tán là giúp cho thanh long là tạo bộ tán, bộ khung cân đối hài hòa và đẹp mắt, cắt bỏ bớt những cành yếu, xấu và khả năng cho trái kém. Sau khi trồng, cần chọn lại để cành phát triển tốt và buộc áp sát vào cây trụ từ mặt đất cho tới giá đỡ.
Tỉa cành trên giá đỡ theo nguyên tắc, 1 cành chính (cành mẹ) để lại 1 - 2 cành con, phải chọn cành mạnh khoẻ, loại bỏ cành sâu bệnh, ốm yếu hay cành già không thể cho trái tốt, cành nằm khuất bên trong không nhận được ánh sáng.
Khi cành dài 1,2m - 1,5m phải bấm đọt cành giúp cành phát triển tốt và nhanh cho trái. Khoảng năm thứ năm trở đi sau mỗi vụ thu hoạch cần thường xuyên tỉa cành, tạo tán.
Tỉa cành và tạo tán giúp cây sinh trưởng mạnh cho năng suất cao, trái đẹp, to tròn và thời gian cho trái được kéo dài.
Còn khi nụ nhiều trên cành phải tỉa hoa, loại bỏ trái xấu và những trái phát triển kém có dấu vết sâu bệnh. Chỉ để 2 nụ trên mỗi cành, lưu ý hai nụ trên cùng một cành không nên ở gần nhau. Sau khi hoa nở 5 - 7 tiến hành tỉa trái, tốt nhất là 1 cành chỉ một trái phát triển tốt.
Related news
Bệnh nấm tắc kè trên cây thanh long vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trong mùa mưa, nhất là khi bà con nông dân không chủ động các biện pháp phòng trừ tổng hợp.
Bệnh hại mới nguy hiểm trên cây thanh long. Theo nông dân, khi “dính” bệnh này sẽ khiến nhánh thanh long bị thối, chết cành già không thể cứu vãn.
Để giúp bà con có biện pháp quản lý, ông Trần Minh Tân, Chi cục phó Chi cục Trồng trọt - BVTV Bình Thuận đưa ra giải pháp.
Đốm trắng (bệnh đốm nâu, bệnh tắc kè…) là một bệnh mới xuất hiện cách nay khoảng chục năm, nhưng đã lây lan rất nhanh ở vùng chuyên canh cây thanh long
Có được kết quả này là do ngành nông nghiệp tỉnh đã triển khai giải pháp hiệu quả trừ bệnh đốm nâu trên thanh long.