Thủy Sản Đang Thoát Dần Lệ Thuộc Nước Ngoài

Trao đổi với báo giới vào chiều 27-11 tại Hà Nội trước thềm hội nghị về đột phá giống góp phần thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam, ông Phạm Anh Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, khẳng định, sau khi vượt qua khó khăn, ngành thủy sản đang tiến tới xác lập những kỷ lục về kim ngạch xuất khẩu trong năm 2014.
Theo dự báo, tổng kim ngạch của thủy sản vào cuối năm nay có thể lập mốc 7,3 - 7,5 tỷ USD trong khi mức tối đa năm 2013 chỉ đạt 6,7 tỷ USD. Trong đó, riêng về kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2014 có thể đạt tới 3,6 tỷ USD so với 3,1 tỷ USD năm 2013.
Số liệu từ Tổng cục Thủy sản cũng cho biết, ngoại trừ cá tra và basa thì hầu như hiện nay các giống thủy sản còn lại như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm, cá chình, rô phi, cá tầm... đều phải phụ thuộc vào nguồn nhập ngoại hoặc khai thác tự nhiên. Trong đó, về tôm sú giống bố mẹ đang nhập khoảng 20% nhu cầu, còn tôm thẻ chân trắng thì 100%.
Hiện nay, tôm thẻ đang trở thành đối tượng nuôi mang lại lợi nhuận cao cho nông dân. Nhu cầu về giống tôm thẻ lên tới 100 tỷ con và để đáp ứng đủ số lượng trên, cần 180.000 con tôm chân trắng bố mẹ. Nhưng tôm chân trắng bố mẹ đang phải hoàn toàn nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Singapore, Indonesia và Thái Lan. Năm 2014, nước ta nhập nội 284.000 tôm thẻ chân trắng bố mẹ.
Nguồn bài viết: http://www.sggp.org.vn/kinhte/2014/11/368309/
Có thể bạn quan tâm

Khai thác tiềm năng kinh tế nông – lâm nghiệp, trong đó phát triển chăn nuôi là thế mạnh, những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Keo Lôm (huyện Điện Biên Đông) tích cực tuyên truyền, vận động người dân phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hóa bước đầu mang lại những tín hiệu khả quan trong công tác xóa đói giảm nghèo.
Với hơn 80% dân số sống bằng nghề nông, nên khi Đề án 1956 triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh, nông dân chủ yếu chọn nghề nông bởi nhiều lẽ...

Đến ngày 3/5/2015, nông dân huyện Cao Lãnh thu hoạch được 600/700ha mè vụ hè thu năm 2015, tập trung ở các xã Bình Hàng Trung, Mỹ Hội, Mỹ Thọ, An Bình, Nhị Mỹ, Tân Nghĩa và Phong Mỹ; năng suất đạt từ 1 – 1,5 tấn/ha.

Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, giai đoạn 2015 – 2020, huyện Lấp Vò xác định tập trung ưu tiên thực hiện 3 ngành hàng chủ lực và lợi thế của huyện, đó là lúa gạo, cây màu và chăn nuôi bò thịt.

Sau mùa quýt hồng, quýt đường bội thu, các nhà vườn cần vun phân, tưới nước cho vườn cây phục hồi, chuẩn bị cho một chu kỳ mới. Tất cả các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đều rất cần thiết và có một loại không thể thiếu đó là phân hữu cơ.