Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thủy lợi hóa đất màu bằng hệ thống ống kín

Thủy lợi hóa đất màu bằng hệ thống ống kín
Ngày đăng: 29/05/2015

DÙ nằm dưới thân đập chính hồ Phú Ninh nhưng từ nhiều năm nay, hầu hết hộ dân của 6 thôn Phú Ninh, Trà Lang, Đồng Nghệ, Ngọc Bích, Bình Hòa và Thọ Tân (xã Tam Ngọc) gặp rất nhiều khó khăn do thiếu nguồn nước tưới để phục vụ sản xuất lúa và hoa màu.

Những năm trước đây, gần 1ha đất gò đồi của ông Đinh Văn Tiếc ở thôn Đồng Nghệ (xã Tam Ngọc) chỉ sản xuất được một vụ đông xuân nhờ tận dụng nguồn nước trời, còn vào mùa khô, tình trạng thiếu nước trầm trọng khiến đất đai nứt nẻ, khô cằn, không loại cây cối nào sinh trưởng, phát triển được.

Hơn 100ha đất sản xuất trong khu vực cũng cùng chung cảnh ngộ, khiến đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Ông Đinh Văn Tiếc kể, mấy chục năm nay, người dân đã tìm đủ mọi cách để bơm nước từ sông Tam Kỳ lên khu vực đất gò để sản xuất nhưng giải pháp này không mang lại hiệu quả lâu dài do chi phí quá lớn, kèm theo nguy cơ nước sông nhiễm mặn.  Không còn cách nào khác, nông dân phải đứng nhìn cảnh đất đai bỏ hoang phí.

Từ tháng 7.2013, Phòng Kinh tế TP.Tam Kỳ phối hợp với Chi cục Khai thác thủy lợi Quảng Nam và Sở NN&PTNT tiến hành khảo sát và xây dựng công trình thủy lợi hóa đất màu bằng hệ thống ống tưới kín cho xã Tam Ngọc, trị giá 7,1 tỷ đồng, dẫn nước về tận chân ruộng, mở ra nhiều triển vọng phát triển kinh tế cho nông dân địa phương.

Công trình ống tưới kín có tổng chiều dài hơn 7,6km, được nối từ kênh chính Nam hồ chứa nước Phú Ninh đến thôn Thọ Tân (xã Tam Ngọc), trong đó tuyến ống chính dài gần 4,9km và hơn 2,7km tuyến ống nhánh. Toàn bộ tuyến ống được bố trí kiên cố và chôn ngầm trong đất. Hiện nay, công trình đã hoàn thành được hơn 2,7km tuyến ống chính và đưa nước về tới các tuyến ống nhánh của thôn Đồng Nghệ và Trà Lang.

Với hy vọng nước sẽ về tưới mát cho những mảnh vườn khô cằn, nhân dân địa phương ai cũng phấn khởi tự nguyện hiến đất đai, vật kiến trúc, bàn giao mặt bằng để công trình sớm hoàn thành. Bà Phạm Thị Điểu (người dân thôn Trà Lang, xã Tam Ngọc) phấn khởi nói: “Thời gian qua, có cán bộ về vận động nên bản thân tôi cũng có biết được chủ trương của Nhà nước về xây dựng đường ống dẫn nước tưới tiêu cho ruộng vườn.

Đường ống đi qua một góc sân nhà nên gia đình đã tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến hàng chè tàu và mấy chục cây chuối, mít để sớm có nước về cho nhân dân cùng hưởng”.

Ông Nguyễn Nhơn - Bí thư Đảng ủy xã Tam Ngọc chia sẻ, sự đồng thuận từ phía nhân dân chính là động lực để ngành chuyên môn phấn đấu hoàn thành công trình vào cuối năm 2015, mang lại nguồn nước tưới ổn định, góp phần giúp nông dân mạnh dạn đầu tư sản xuất hoa màu, không chỉ tăng giá trị kinh tế trên một diện tích mà còn cân bằng môi trường sinh thái, cải thiện đời sống.


Có thể bạn quan tâm

Xuất Khẩu Cà Phê Đã Vượt 3 Tỷ USD Xuất Khẩu Cà Phê Đã Vượt 3 Tỷ USD

Tính chung trong vòng 10 tháng, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã đạt 1,49 triệu tấn thu về hơn 3,1 tỷ USD tăng 37,1% về khối lượng và và 33,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là các quốc gia nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam với thị phần lần lượt là 13,6% và 9,8%.

11/11/2014
Trồng Quất Lãi Gấp 30 Lần Trồng Ngô, Đút Túi Hàng Trăm Triệu Đồng Trồng Quất Lãi Gấp 30 Lần Trồng Ngô, Đút Túi Hàng Trăm Triệu Đồng

Xuất phát từ việc một số ND trong xã đi buôn cây quất cảnh ở Văn Giang (Hưng Yên) vào mỗi dịp tết, thấy mức thu từ cây trồng này khá hấp dẫn, họ đã đem về xã trồng thử. Thấy có hiệu quả, phong trào trồng quất nở rộ và nhân rộng ra toàn xã.

11/11/2014
Trồng Mít Cao Sản Không Lo Mất Mùa, Thu Lãi Hàng Trăm Triệu Đồng Trồng Mít Cao Sản Không Lo Mất Mùa, Thu Lãi Hàng Trăm Triệu Đồng

Ông kể: Năm 2009, đang lúc loay hoay tìm giống mới để cải tạo vườn, ông được một người bạn giới thiệu giống mít cao sản. Ông lặn lội xuống tận Cái Mơn (huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) để mua giống về trồng thử. Lúc này, vườn nhà ông đang trồng xoài nhưng sâu bệnh nhiều, hiệu quả không cao.

11/11/2014
Cây Thạch Đen Dễ Trồng, Hiệu Quả Kinh Tế Cao Cây Thạch Đen Dễ Trồng, Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Cây ngày có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nó đã được nhập vào ta từ rất lâu rồi. Trước đây, nó đã được trồng ở nhiều nơi như Bảo Lộc (Lâm Đồng), Sa Đéc (Đồng Tháp), Châu Đốc (An Giang)... Hiện nay, nó được trồng nhiều ở Cao Bằng và Lạng Sơn (nhiều nhất là huyện Tràng Định).

11/11/2014
Dinh Dưỡng Tốt Cho Chè Cao Sản Dinh Dưỡng Tốt Cho Chè Cao Sản

Tại Lâm Đồng, chè được trồng chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 8 (tốt nhất trồng trong tháng 6). Nhiệt độ 18 - 25 độ C, độ ẩm không khí 80 - 85% và lượng mưa hàng năm từ 1.500 - 2.000mm thích hợp nhất cho chè phát triển.

11/11/2014