Thủy lợi hóa đất màu bằng hệ thống ống kín

DÙ nằm dưới thân đập chính hồ Phú Ninh nhưng từ nhiều năm nay, hầu hết hộ dân của 6 thôn Phú Ninh, Trà Lang, Đồng Nghệ, Ngọc Bích, Bình Hòa và Thọ Tân (xã Tam Ngọc) gặp rất nhiều khó khăn do thiếu nguồn nước tưới để phục vụ sản xuất lúa và hoa màu.
Những năm trước đây, gần 1ha đất gò đồi của ông Đinh Văn Tiếc ở thôn Đồng Nghệ (xã Tam Ngọc) chỉ sản xuất được một vụ đông xuân nhờ tận dụng nguồn nước trời, còn vào mùa khô, tình trạng thiếu nước trầm trọng khiến đất đai nứt nẻ, khô cằn, không loại cây cối nào sinh trưởng, phát triển được.
Hơn 100ha đất sản xuất trong khu vực cũng cùng chung cảnh ngộ, khiến đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Ông Đinh Văn Tiếc kể, mấy chục năm nay, người dân đã tìm đủ mọi cách để bơm nước từ sông Tam Kỳ lên khu vực đất gò để sản xuất nhưng giải pháp này không mang lại hiệu quả lâu dài do chi phí quá lớn, kèm theo nguy cơ nước sông nhiễm mặn. Không còn cách nào khác, nông dân phải đứng nhìn cảnh đất đai bỏ hoang phí.
Từ tháng 7.2013, Phòng Kinh tế TP.Tam Kỳ phối hợp với Chi cục Khai thác thủy lợi Quảng Nam và Sở NN&PTNT tiến hành khảo sát và xây dựng công trình thủy lợi hóa đất màu bằng hệ thống ống tưới kín cho xã Tam Ngọc, trị giá 7,1 tỷ đồng, dẫn nước về tận chân ruộng, mở ra nhiều triển vọng phát triển kinh tế cho nông dân địa phương.
Công trình ống tưới kín có tổng chiều dài hơn 7,6km, được nối từ kênh chính Nam hồ chứa nước Phú Ninh đến thôn Thọ Tân (xã Tam Ngọc), trong đó tuyến ống chính dài gần 4,9km và hơn 2,7km tuyến ống nhánh. Toàn bộ tuyến ống được bố trí kiên cố và chôn ngầm trong đất. Hiện nay, công trình đã hoàn thành được hơn 2,7km tuyến ống chính và đưa nước về tới các tuyến ống nhánh của thôn Đồng Nghệ và Trà Lang.
Với hy vọng nước sẽ về tưới mát cho những mảnh vườn khô cằn, nhân dân địa phương ai cũng phấn khởi tự nguyện hiến đất đai, vật kiến trúc, bàn giao mặt bằng để công trình sớm hoàn thành. Bà Phạm Thị Điểu (người dân thôn Trà Lang, xã Tam Ngọc) phấn khởi nói: “Thời gian qua, có cán bộ về vận động nên bản thân tôi cũng có biết được chủ trương của Nhà nước về xây dựng đường ống dẫn nước tưới tiêu cho ruộng vườn.
Đường ống đi qua một góc sân nhà nên gia đình đã tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến hàng chè tàu và mấy chục cây chuối, mít để sớm có nước về cho nhân dân cùng hưởng”.
Ông Nguyễn Nhơn - Bí thư Đảng ủy xã Tam Ngọc chia sẻ, sự đồng thuận từ phía nhân dân chính là động lực để ngành chuyên môn phấn đấu hoàn thành công trình vào cuối năm 2015, mang lại nguồn nước tưới ổn định, góp phần giúp nông dân mạnh dạn đầu tư sản xuất hoa màu, không chỉ tăng giá trị kinh tế trên một diện tích mà còn cân bằng môi trường sinh thái, cải thiện đời sống.
Related news

Hiện nay, mùa mưa lũ đang đến gần, ngành Thủy sản tỉnh yêu cầu người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh khẩn trương thu hoạch những diện tích tôm còn lại và có biện pháp bảo vệ an toàn những diện tích nuôi tôm trên cát, nhằm tránh thiệt hại do mưa lũ.

Không chỉ dừng lại ở cá tầm, cá quả, cá trê, ốc, ếch... mà vừa có thêm cá trắm được đưa vào danh sách vật nuôi được cơ quan chức năng phát hiện có tình trạng nhập lậu từ nước ngoài.

Theo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc Sở NN-PTNT Bình Định, qua kiểm tra tình hình sử dụng lưới lồng (hay còn gọi là lờ dây, lờ bát quái) đã phát hiện trên địa bàn 26 xã, phường ven biển có 1.205 hộ ngư dân với 85.057 phương tiện lưới lồng đang sử dụng để khai thác thủy sản.

Trạm khuyến nông huyện Phù Ninh (Phú Thọ) vừa tổ chức tham quan đánh giá mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học tại thị trấn Phong Châu

Cá tràu tiến vua và cá rô Tổng Trường là hai loài cá quý hiếm đặc hữu của Ninh Bình. Chúng chỉ sống ở vùng hang động ngập nước thuộc Tổng Trường Yên, huyện Hoa Lư với số lượng hạn chế. Nhưng hiện nay, Trung tâm Giống thủy sản nước ngọt Ninh Bình đã thử nghiệm thành công việc nhân giống hai loài cá quý hiếm này, góp phần bảo tồn nguồn gen và mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân.