Thương lái Trung Quốc dạy cách tận diệt giun đất dùng hóa chất cấm
Gan DeQiang (bìa trái) và mớ hóa chất, bộ kích điện mà Gan DeQiang mang từ Trung Quốc sang Việt Nam
Gói hóa chất này là một loại thuốc bảo vệ thực vật bị cấm lưu hành tại Việt Nam
Chiều 18.9, thiếu tá Phan Văn Kiệm, Đội trưởng đội điều tra hình sự (Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, Bộ đội Biên phòng Quảng Trị) cho hay đơn vị vẫn đang tạm giữ hành chính Lê Văn Cương (25 tuổi, trú thôn Chàm Mới, xã Tiên Hưng, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) và Gan DeQiang (40 tuổi, trú Quảng Tây, Trung Quốc, số hộ chiếu: E55182845).
Lý do là để xác minh làm rõ một số nội dung (như mục đích nhập cảnh, thủ đoạn vận chuyển hóa chất vào Việt Nam...).
Cũng theo thiếu tá Kiệm, việc xét nghiệm chính xác các thành phần trong các bao hóa chất dùng để bắt giun mà Gan DeQiang mang theo sẽ mất nhiều thời gian. Trước mắt, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Trị xác định được một loại thuốc bảo vệ thực vật bị cấm lưu hành tại Việt Nam.
“Hiện, chúng tôi chưa phát hiện các dấu hiệu xâm phạm an ninh quốc gia để xử lý hình sự nhưng 2 người này chắc chắn sẽ bị xử lý hành chính với rất nhiều lỗi, trong đó nghiêm trọng nhất là hành vi 'Người nước ngoài, nhập cảnh, hành nghề hoặc có hoạt động khác tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam' của Gan DeQiang”, thiếu tá Kiệm nói.
Như Thanh Niên Online đã thông tin, sáng 17.9, lực lượng Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đã mời Cương và Gan DeQiang về đồn làm việc khi cả hai đang tìm thuê người dẫn đường đi bắt giun tại bản Ka Tăng (thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa).
Cả 2 khai nhận đã đến vùng biên này để khảo sát, thu mua giun đất để đem về Trung Quốc bào chế một loại thuốc tăng trọng cho gia súc.
Ngoài ra lực lượng chức năng còn thu giữ tại nơi tạm trú của cả 2 nhiều gói hóa chất và bộ kích điện dùng để đổ hoặc gí xuống đất để bắt giun (trên bao bì chi chít chữ Trung Quốc).
Có thể bạn quan tâm
Là địa phương nằm ven sông Hậu, có nguồn nước ngọt quanh năm nên rất thuận lợi cho việc nuôi con ba ba. Từ điều kiện đó, xã Tân Hòa, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) đưa ra mô hình nuôi ba ba để các hộ nghèo ở địa phương có điều kiện làm kinh tế.
Khoai mỡ nặng từ 15 đến 60 kg, buồng chuối xiêm 40 nải, đu đủ dài quá khổ... là những sản vật vườn nhà của nông dân Nguyễn Hoàng Oanh ở tỉnh Sóc Trăng.
Trong khi sâu đục trái bưởi hiện chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu, thì nhiều nhà vườn ở ĐBSCL đã dùng túi ny-lông bao trái, kết hợp biện pháp phòng trị tổng hợp bước đầu mang lại hiệu quả.
Ở bản Xốp Thập, xã Hữu Lập (Kỳ Sơn, Nghệ An) nhiều người đều thầm cảm ơn ông Kha Văn Phon, Trưởng bản vì với tư cách Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, ông đã giúp bà con tiếp cận với đồng vốn ưu đãi của Ngân hàng dễ dàng hơn, từ đó có điều kiện cải thiện cuộc sống. Không những thế, ông còn là một gương điển hình làm kinh tế giỏi, xứng đáng để bà con trong bản học tập.
TS Đặng Kim Sơn – Viện trưởng Ipsard cho biết, qua kết quả điều tra từ hơn 3.000 hộ nông dân cho thấy, nông nghiệp vẫn là mặt trận hàng đầu và người nông dân là những người phát huy nội lực cao nhất, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của đất nước.