Hệ Thống Siêu Thị Big C Tiêu Thụ Gần 400 Tấn Cà Chua Đà Lạt

Trong bối cảnh người trồng cà chua ở Đà Lạt được mùa nhưng gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ, siêu thị Big C đã tổ chức chương trình bán hàng đặc biệt không lãi từ 27/10 đến 02/11/2014 trên toàn hệ thống để hỗ trợ người trồng cà chua vượt qua khó khăn.
Đặc biệt, Hệ thống siêu thị Big C chấp nhận bù lỗ phí vận chuyển giúp giảm giá thành bán ra, mở rộng cơ hội mua hàng đến với đông đảo người tiêu dùng cũng như giúp gia tăng lượng cà tiêu thụ.
Sau 10 ngày triển khai, chương trình đã thu được kết quả ngoài sự mong đợi. Theo đó, Hệ thống siêu thị Big C đã tiêu thụ được gần 400 tấn cà chua (so với kế hoạch ban đầu là 150 tấn) cho nông dân trồng cà Đà Lạt (Lâm Đồng). Trong đó, các siêu thị Big C tại miền Bắc tiêu thụ được 225 tấn, các siêu thị Big C tại miền Nam và miền Trung lần lượt là 105 tấn và 67 tấn.
Để đạt được kết quả trên, phải kể đến những nỗ lực của nhân viên và Ban Giám đốc Hệ thống siêu thi Big C trong việc tích cực triển khai các giải pháp: tăng diện tích trưng bày cà chua trong siêu thị, ưu tiên trưng bày vị trí dễ thấy nhất trong khu vực rau củ quả, tăng lượng đặt hàng và diện tích trữ hàng đối với mặt hàng cà chua, khuyến khích người tiêu dùng cùng hỗ trợ tiêu thụ, bán hàng không lãi và chấp nhận bù lỗ chi phí vận chuyển...
Với quyết định hỗ trợ kịp thời và những giải pháp truyền thông tiếp thị hiệu quả của Hệ thống siêu thị Big C, chương trình đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ phía người tiêu dùng, mang lại lợi ích thiết thực giúp nông dân Đà Lạt vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất.
Bên cạnh nhiều chương trình trách nhiệm xã hội khác, chương trình hỗ trợ nông dân Đà Lạt lần này một lần nữa khẳng định trách nhiệm doanh nghiệp công dân gương mẫu mà Hệ thống siêu thị Big C luôn hướng tới.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 26-7, Sở Khoa học – Công nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức hội đồng nghiệm thu đề tài “Ứng dụng công nghệ sinh thái trong quản lý rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”, do kỹ sư Trần Thị Hiến, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thực hiện.

Anh Lê Đình Bắc quê ở Bình Dương, từng là công nhân cao su có thâm niên gần 20 năm. Với mong muốn phát triển kinh tế độc lập, nhưng do thiếu vốn, đất đai ở quê nhà lại đắt đỏ, nên cách đây 7 năm, anh quyết định lên Dak Lak và chọn vùng đất triền đồi thôn 1, xã Hòa Phong (huyện Krông Bông) để định cư và thực hiện ý tưởng của mình.

Năm 2011, anh Huỳnh Văn Thành, 59 tuổi đầu tư hơn 1 tỉ đồng xây dựng trang trại tại xã Phước Thắng (huyện Bác Ái) nuôi heo siêu nạc. Anh Thành chăn nuôi theo phương thức: Công ty CP đầu tư con giống, thức ăn, thuốc phòng bệnh và bao tiêu sản phẩm, anh đầu tư nhân công chăm sóc và xây dựng chuồng trại nuôi 1.100 con heo siêu nạc. Trang trại xây dựng tiên tiến bao gồm kho dự trữ thức ăn, khu vực để thuốc thú y, dụng cụ khám, chữa bệnh và hệ thống nước uống tự động. Nhờ chăm sóc và phòng bệnh chu đáo nên đàn heo của anh Thành phát triển tốt, mỗi năm nuôi 2 lứa, mỗi lứa xuất bán trên 110 tấn heo thịt, sau khi trừ chi phí anh còn lãi khoảng 200 triệu đồng/lứa.

Dù thời tiết không thuận lợi, nhưng bà con nông dân huyện Thuận Nam vẫn có một vụ lúa mùa bội thu, năng suất cao nhất từ trước đến nay.

Ngày 11-1, tại xã Vĩnh Hải, UBND huyện Ninh Hải đã tổ chức sơ kết 2 năm thực hiện Đề án phát triển kinh tế - xã hội tại hai thôn Cầu Gãy, Đá Hang theo hướng giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2011-2015.