Thương lái ép giá dân Lý Sơn đưa hành, tỏi ra Thủ đô cầu cứu
Chung tay ủng hộ mua hành, tỏi cho bà con nông dân đảo Lý Sơn tại Hà Nội.
Khoảng một tuần nay, một lượng hành, tỏi lớn thu gom từ bà con nông dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) được bày bán tại khu K3 (Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội) với mong muốn nhận được tấm lòng giúp đỡ, sẻ chia của người dân Thủ đô. Nhận thấy, hiện tại giá hành, tỏi của Lý Sơn đang chạm mốc mất giá, thấp nhất trong những năm gần đây.
Cộng thêm vấn nạn "lệ trừ bì" bất công của thương buôn đối với người dân chân chính, (hành 100kg trừ 12kg, tỏi 100kg trừ 5kg), anh Phạm Văn Thắm (đội 2, thôn Đông, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) đã làm đơn lên UBND huyện Lý Sơn với mong muốn đưa hành, tỏi của bà con ra bên ngoài bán.
Anh Thắm chia sẻ, mục đích của anh và những người bạn khi đưa hành, tỏi ở Lý Sơn về Thủ đô Hà Nội bán nhằm xóa bỏ vấn nạn trừ bì; kích cầu đối với hành, tỏi Lý Sơn; tìm thị trường mang tính bền vững và đem lại hình ảnh của Lý Sơn và người dân Lý Sơn đến với mọi miền đất nước.
Để thực hiện, anh Thắm cùng với những người bạn đã tổ chức một chương trình thiện nguyện phi thương mại có tên gọi: Ủng hộ nông dân Lý Sơn - bảo vệ thương hiệu hành, tỏi - xóa bỏ lệ trừ bì".
Hiện có 6 tấn tỏi và 2 tấn hành được anh Thắm thu mua của bà con nông dân với giá cao nhất so với thị trường hiện tại (50.000 đồng/kg tỏi, 30.000 đồng/kg hành) - không trừ bì, với chi phí mang từ đảo về Hà Nội mất 30.000 - 40.000 đồng/kg. Ghi nhận tại điểm bán tại khu K3 (Vĩnh Phúc, Hà Nội), số lượng tỏi được bày bán là tỏi bình thường.
"Cách phân biệt tỏi Lý Sơn so với tỏi tại các nơi khác không khó.
Tỏi trồng tại quê tôi không có vị nồng mà có vị đậm, thơm.
Phần rễ vẫn còn bám vào củ, phần cuống nhỏ, các nhánh tỏi bên trong khá đều", anh Thắm nói. Hành Lý Sơn củ nhỏ, đều và ít nhánh. Theo người nông dân Lý Sơn chia sẻ, năm nay sản lượng hành, tỏi đạt khoảng 500kg/sào (500m2).
Hiện thương lái ép giá, trừ hao vô cớ khiến bà con trồng hành, tỏi ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) không có đầu ra.
Lượng hàng tồn đọng lên cả 1.000 tấn.
Thấu hiểu được nỗi lòng của người dân trồng hành, tỏi Lý Sơn, sau khi được mong muốn hỗ trợ, chính quyền phường Vĩnh Phúc (Ba Đình, Hà Nội) đã tạo điều kiện để anh Thắm và đội thiện nguyện có nơi cất giữ và bày bán.
Hiện tại, số lượng hành, tỏi được đưa ra Hà Nội được bán với giá cao nhất là 75.000 đồng/kg tỏi, 45.000 đồng/kg hành nhằm khẳng định thương hiệu.
Anh Thắm cho biết, do địa điểm bán của anh chưa có nhiều người biết đến nên số lượng bán được khá ít. Người mua lác đác, chủ yếu là những người sống trong khu tập thể Vĩnh Phúc (Ba Đình).
"Tôi sống ở gần đây, thấu hiểu được nỗi vất vả của bà con huyện đảo Lý Sơn, với mong muốn góp sức, chung tay chia sẻ với bà con, tôi và mọi người trong khu phố đã đến mua ủng hộ.
Cũng không mấy khi mua được tỏi Lý Sơn chính hiệu", chị An Lan Anh (phường Vĩnh Phúc) chia sẻ. "Gia đình sống bằng nghề trồng hành, tỏi nên tôi thấu hiểu được sự vất vả của người dân.
Tôi quyết định đứng ra thu mua hành, tỏi của bà con và mang ra Thủ đô phân phối.
Dù biết số lượng thu mua của tôi không thấm vào đâu so với số hành, tỏi bị tồn đọng nhưng giúp đỡ được bà con là tôi thấy vui rồi", anh Thắm tâm sự.
Bất cứ ai có nhu cầu mua, anh Thắm đều cẩn thận ghi rõ địa chỉ, số lượng. Với giá bán như hiện tại, anh Thắm cho biết, đây không phải giá anh mong muốn.
Vì hành, tỏi Lý Sơn là một thương hiệu có tiếng, giá như hiện nay chưa thấm vào đâu so với giá trị thực của sức lao động chân chính của người nông dân Lý Sơn.
Qua Báo Lao Động, anh Thắm muốn nhắn nhủ rằng, những người con Lý Sơn luôn mong muốn tạo ra được một tương lai sáng cho thương hiệu tỏi Lý Sơn, đánh bật các loại tỏi giả danh tỏi Lý Sơn để tạo niềm tin đối với người tiêu dùng và đối tác.
Có thể bạn quan tâm
Tuy nhiên bà con luôn lo lắng về bệnh dịch vì năm nào cũng xảy ra dịch bệnh viêm ruột, trùng quả dưa, đốm đỏ... làm cá chết hàng loạt. Trong khi đó, bà con chủ yếu nuôi cá theo kinh nghiệm, chưa có phương pháp phòng trừ, việc chữa trị còn lúng túng, gây thiệt hại lớn đến kinh tế của các hộ nuôi...
Sau khi trừ chi phí, chủ tàu thu được hàng chục triệu đồng, mỗi ngư dân đi bạn được chia trên dưới 1 triệu đồng. Riêng tàu cá QNg – 98214 TS của ngư dân Nguyễn Mai thu được hơn 3 tấn. Anh thu được khoản lãi gần 20 triệu đồng, mỗi ngư dân đi bạn được chia 1 – 1,5 triệu đồng.
Theo thống kê của ngành Nông nghiệp tỉnh, trên địa bàn tỉnh hiện có gần 7.000 tàu cá, trong đó, có hơn 2.500 tàu công suất lớn, khai thác xa bờ. Từ ngày 1.1.2015, mùa đánh bắt thủy hải sản năm nay chính thức bắt đầu. Đến thời điểm này, nhiều tàu đánh bắt cá ngừ đại dương sau mỗi chuyến cập bờ đạt sản lượng trung bình từ 3,5 - 4 tấn, sau khi trừ chi phí mỗi tàu lãi từ 60 - 70 triệu đồng.
Để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2015, nhằm hạn chế rủi ro thiệt hại do dịch bệnh, Tổng cục Thủy sản đã có văn bản số 373/TCTS-NTTS, ngày 11/02/2015, đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh/thành phố ven biển tăng cường các biện pháp chỉ đạo quản lý thời vụ nuôi tôm nước lợ.
Để giúp bà con nuôi tôm quản lý thức ăn tiết kiệm và hiệu quả, ngày 06/02/2015 tại xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu; Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản Bền vững (ICAFIS) đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu (TTKNKN) tổ chức lớp tập huấn “Thúc đẩy cải thiện thực hành quản lý cho ăn trong nuôi tôm” cho 35 nông dân nuôi tôm.