Thương hiệu mè Long An

Ông Nguyễn Văn Thiêm đi đầu SX mè tại xã Khánh Hưng
Diện tích SX mè toàn tỉnh đến nay đạt gần 5.000 ha. Chủ trương xây dựng vùng nguyên liệu mè đến năm 2020 đạt 8.500 ha.
Ông Tô Văn Chảnh, Trưởng phòng NN- PTNT huyện Vĩnh Hưng cho biết, năm 2015 toàn huyện đã có 2.321,2 ha mè (tăng 1.527,7 ha so cùng kỳ) đạt 232% so kế hoạch năm (1.000 ha). Kế hoạch SX mè của huyện năm 2016 là 2.500 ha.
Ông Bùi Văn Hiệu, Chủ tịch UBND xã Khánh Hưng cho biết, năm 2014 diện tích SX mè của xã là 300 ha. Năm 2015, xã chỉ quy hoạch 230 ha SX mè của tổ hợp tác Cả Trốt, nhưng đến nay đã đạt 645 ha.
Ông Phạm Thành Công, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Vĩnh Hưng cho biết, luân canh mè - lúa là nằm trong chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vừa tạo thêm thu nhập cho nông hộ vừa phá thế độc canh cây lúa.
Mè có thời gian sinh trưởng ngắn (75 ngày), chịu hạn và thích hợp đất xám bạc màu, chưa kể luân canh mè còn hạn chế được sâu bệnh cho lúa vụ sau.
Ông Nguyễn Văn Thiêm, ấp Cả Trốt, xã Khánh Hưng cho biết, trồng mè đòi hỏi thường xuyên thăm đồng để phòng dịch bệnh, còn công chăm thì nhàn hơn lúa. Ông trồng mè từ 2009, trồng xen trên diện tích 5 ha lúa. Năm đầu kỹ thuật trồng không tốt, chỉ đạt 300-400 kg/ha nhưng cũng không lỗ.
Đến năm 2011 ông thuê thêm đất tăng diện tích mè lên 7 ha, thu hoạch đạt năng suất 1,5 tấn/ha. Mặc dù tiền thuê đất 6 triệu đồng/ha/vụ nhưng ông vẫn đạt lợi nhuận 40 triệu đồng/ha.
Ông Thiêm cho biết thêm, nhiều hộ nông dân, nhất là bà con ở huyện Đức Huệ thích trồng mè đen vì giá thị trường cao hơn. Tuy nhiên mè vàng năng suất cao hơn. Nếu như mè đen chỉ đạt từ 1-1,5 tấn/ha thì mè vàng có thể đạt đến 2,2 tấn/ha.
Giá mè lên xuống tùy từng thời điểm. Trong vụ, mè vàng chỉ bán được từ 25.000 - 28.000 đồng/kg còn mè đen giá hơn 40.000 đồng/kg.
Tuy nhiên hiện giá mè vàng hơn 50.000 đồng/kg, mè đen chỉ hơn 30.000 đ/kg. Bởi mè đen chỉ phục vụ nhu cầu ẩm thực còn mè vàng phục vụ ngành SX dầu.
Ông Nguyễn Thanh Truyền, PGĐ Sở NN-PTNT Long An cho biết, tuy giá mè bấp bênh, giá đầu vụ và cuối vụ chênh lệch xa khiến nông dân lo lắng, nhưng đầu ra thị trường vẫn tốt.
Tỉnh đang xúc tiến bàn hợp tác với các doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho cây mè phát triển ổn định.
Có thể bạn quan tâm

Để tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ phát sinh bệnh cho thủy sản nuôi, nhất là trong mùa hè nắng nóng hay xuất hiện những cơn mưa bất chợt, người nuôi thủy sản cần thực hiện tốt các biện pháp quản lý môi trường nuôi cho phù hợp với nhu cầu sinh thái của vật nuôi và ổn định trong suốt vụ nuôi, cụ thể như sau:

Qua tìm hiểu cán bộ Hội nông dân xã Khám Lạng, huyện Lục Nam chúng tôi được biết đến gia đình anh Nguyễn Văn Biên, chị Dương Thị Hằng là một điển hình chăn nuôi giỏi với mô hình tổng hợp như nuôi lợn thịt, chim bồ câu, chăn gà lôi, nuôi giun quế mỗi mô hình đều đã đem lại nguồn thu lợi lớn cho vợ chồng anh chị. Nhưng không vì thế khát vọng vươn lên làm giàu luôn thường trực trong anh đã đưa anh nghĩ đến việc nuôi cua đồng thương phẩm.

Mô hình nuôi cá sặt bổi thương phẩm theo hình thức công nghiệp đối với người dân ở một số huyện trong tỉnh như Trần Văn Thời, U Minh (Cà Mau) khá quen thuộc và được xem như một nghề truyền thống.

Dân gian thường nói: “Nuôi heo ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng” là muốn nói bằng nghĩa bóng về sự an nhàn của nuôi heo so với nuôi tằm. Nhưng với người nuôi tôm, nuôi hàu ở sông Chà Và (Bà Rịa - Vũng Tàu) thì chuyện “ăn cơm đứng” lại đúng hoàn toàn bằng nghĩa đen.

Mặc dù là tỉnh miền núi nhưng Bắc Kạn vẫn có tiềm năng phát triển kinh tế thuỷ sản. Thời gian qua, những chính sách của tỉnh nhằm khuyến khích phát triển ngành kinh tế này đã giúp thuỷ sản dần trở thành hướng đi xoá đói giảm nghèo cho nhiều hộ dân ở các huyện: Ba Bể, Chợ Mới,...