Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiếp Tục Phát Triển Nuôi Cá Điêu Hồng, Cá Rô Phi

Tiếp Tục Phát Triển Nuôi Cá Điêu Hồng, Cá Rô Phi
Ngày đăng: 22/03/2013

Công ty cổ phần kinh doanh thủy hải sản Sài Gòn (APT Co.) cho biết, công ty đã ký hợp đồng đại lý độc quyền và tiêu thụ nhiều mặt hàng thủy sản với thương hiệu APT tại Hàn Quốc. Ngoài ra, công ty hiện đang sản xuất thêm nhiều mặt hàng thủy sản tinh chế như chả giò, chạo tôm, há cảo… và thủy hải sản khô như cá chỉ vàng, cá điêu hồng... để chào hàng vào thị trường EU, Nhật, Hàn Quốc… Đây là nhóm mặt hàng giá trị gia tăng đem lại hiệu quả cao.
 
Với định hướng xây dựng các mặt hàng chủ lực với chu trình khép kín từ đầu vào đến đầu ra, năm 2013 công ty đã có chiến lược ương giống, nuôi cá để bảo đảm không có kháng sinh cấm trong sản phẩm thủy sản của công ty. Kế hoạch năm 2013 của công ty là tiếp tục phát triển nuôi cá điêu hồng, cá rô phi với hơn 50.000 m2 mặt nước tại Tiền Giang, đồng thời mở rộng nuôi cá trê vàng lai tại Trại cá Củ Chi, với hơn 26.000 m2 để bảo đảm nguồn cung ứng hàng hóa XK và cho thị trường nội địa. Bên cạnh đó, công ty tiếp tục tập trung đầu tư vào các sản phẩm giá trị gia tăng, giảm thiểu gia công chế biến và XK nguyên liệu thô để đem lại hiệu quả cao hơn.
 
Tại thị trường nội địa, với mục tiêu trở thành “Nhà cung cấp thực phẩm chế biến chuyên nghiệp”, công ty liên tục cải tiến tăng chất lượng hàng hóa và bao bì sản phẩm. Nhiều mặt hàng của công ty đã hiện diện tại hệ thống bán buôn, bán lẻ của Big C/Metro/Lotte/Co.op/Satra mart… Công ty đang chuẩn bị đưa ra thị trường nội địa nhãn hiệu nước mắm độc quyền mới “Bản Việt” đậm đà hương vị truyền thống dân tộc và đẩy mạnh sản lượng mặt hàng cá hộp mang nhãn hiệu APT đang được thị trường ưa chuộng…
 
Đối với XK, công ty tiếp tục giữ vững và duy trì quan hệ tốt với khách hàng truyền thống. Hiện tại, nhà máy chế biến của công ty chỉ mới hoạt động khoảng 50% công suất nên công ty đang có nhiều cơ hội tìm thêm khách hàng, mở rộng thị trường XK. Công ty đang đàm phán với các đối tác để cung cấp cá điêu hồng, rô phi… vào thị trường bán lẻ tại Hoa Kỳ, Canada, Anh trong năm 2013.


Có thể bạn quan tâm

Tôm Nuôi Được Mùa, Được Giá Tôm Nuôi Được Mùa, Được Giá

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Bình Định có 2.229 ha mặt nước được đưa vào nuôi tôm. Nhờ thực hiện khá nghiêm túc lịch thời vụ, kiểm dịch tôm giống, nhân rộng mô hình nuôi tôm cộng đồng nên hầu hết các địa phương đã khống chế được tình trạng dịch bệnh tôm nuôi, năng suất tôm đạt khá.

09/10/2013
Hơn 24.190 Hộ Nuôi Tôm Còn Mắc Nợ Ngân Hàng Hơn 24.190 Hộ Nuôi Tôm Còn Mắc Nợ Ngân Hàng

Tính đến nay, các ngân hàng thương mại đã đầu tư hơn 556 tỷ đồng cho các hộ nuôi tôm. Tuy nhiên, do sản xuất gặp nhiều rủi ro, nên nhiều hộ nuôi tôm lâm vào cảnh nợ nần không còn khả năng thanh toán nợ.

09/10/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Đối Mực Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Đối Mực

Năm 2013, Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư (KNKN) Bình Định đã triển khai thực hiện mô hình “Nuôi cá đối mục trong ao nuôi tôm suy thoái” tại khu thực nghiệm nuôi trồng thủy sản thuộc Khu sinh thái Cồn Chim- đầm Thị Nại (thuộc địa bàn thôn Huỳnh Giản Nam, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước).

09/10/2013
Hiệu Quả Kinh Tế Từ Giống Gà Siêu Trứng VCN-G15 Hiệu Quả Kinh Tế Từ Giống Gà Siêu Trứng VCN-G15

Với mục đích nâng cao năng suất, sản lượng trứng trong chăn nuôi gà, từ năm 2011 UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức tiếp nhận 2000 con gà giống siêu trứng VCN-G15 do Tổng cục V - Bộ Công an, Viện Chăn nuôi Quốc gia hỗ trợ và nuôi thử nghiệm tại trại chăn nuôi gà của gia đình ông Phạm Đình Thảo (Đội 11, xã Nghi Đức, TP. Vinh).

09/10/2013
Mô Hình Nuôi Trâu Murrah Ấn Độ Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Nuôi Trâu Murrah Ấn Độ Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Được sự hỗ trợ của Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học - kỹ thuật (KHKT) chăn nuôi tỉnh Thanh Hóa, từ năm 2008 đến nay, nhiều hộ gia đình ở các địa phương trong tỉnh đã đầu tư phát triển mô hình nuôi trâu Murrah Ấn Độ lấy thịt đạt hiệu quả cao.

09/10/2013