Thuế suất nhãn, hạt điều, thanh long vào Peru còn 0%
Ông Luis Tsuboyama, đại diện Đại sứ quán Peru tại VN cho biết như vậy tại Diễn đàn xuất khẩu 2015 tổ chức sáng 17-11.
Theo ông Luis Tsuboyama, các mặt hàng hoa quả trên của VN muốn vào Peru phải đáp ứng được quy định trong Hiệp định vệ sinh và kiểm dịch thực vật (SPS) mới của Peru, dự kiến hoàn thành vào năm tới, sẽ có cơ hội lớn để xuất khẩu sang thị trường này.
Theo thống kê, 10 sản phẩm chủ lực từ VN xuất sang Peru như điện thoại cho mạng không dây, một số thiết bị máy móc… hầu hết cũng đang được hưởng thuế 0%.
Riêng với nhóm giày dép, Peru chỉ áp dụng thuế 0% đối với nhóm giày thể thao, nhóm còn lại vẫn áp thuế 17%, tuy nhiên sẽ giảm theo lộ trình trong vòng 16 năm theo cam kết TPP.
Ông Luis Tsuboyama cũng cho biết tham gia hiệp định TPP, một trong những lợi ích quan trọng của Peru là tiếp cận 5 thị trường mới, trong đó có VN.
Theo đó, VN sẽ loại bỏ 66% dòng thuế tương đương với 98% xuất khẩu của Peru tới thị trường Việt Nam, riêng cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá cơm đông lạnh, dầu cá sẽ được miễn thuế ngay sau khi TPP có hiệu lực.
Ngược lại, Peru cam kết xóa bỏ tới 80,7% số dòng thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực, tương đương 62,1% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam và xóa bỏ thuế quan đối với 99,4% tổng số dòng thuế vào năm thứ 17.
Ngoài ra, các công ty Việt Nam còn có cơ hội thâm nhập tốt hơn trong lĩnh vực mua sắm công của Peru về hàng hóa, dịch vụ, xây dựng.
“Điều quan trọng doanh nghiệp VN không nên xem Peru là điểm cuối khi đưa hàng hóa sang đây mà là cửa ngỏ để hàng hóa vào thị trường châu Mỹ Latin”, ông Luis Tsuboyama nhấn mạnh.
Trong 12 nước tham gia đàm phán TPP có 3 nước thuộc khu vực Mỹ Latinh là Chile, Peru, Mexico.
Có thể bạn quan tâm
Không hẹn trước nhưng thật may mắn, trong chuyến công tác mới đây nhất của chúng tôi tại huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) đã được “mục sở thị” đồng chí Chủ tịch UBND huyện Vũ Văn Diện “lăn lộn” với cơ sở. Nếu một người lần đầu đến Tiên Yên mà chỉ nhìn cách đồng chí Chủ tịch huyện “xắn tay áo” cùng với cán bộ huyện lo tìm đầu ra cho “món” thương hiệu gà Tiên Yên sẽ chẳng ai nghĩ đó là một trong những lãnh đạo đứng đầu huyện.
Thời gian gần đây, một vài hộ dân ở huyện Vị Thủy (Hậu Giang) mạnh dạn đầu tư vốn, thực hiện mô hình chăn nuôi dê, bước đầu cho thu nhập khá từ việc bán dê giống và dê thịt. Mặc dù số vốn đầu tư ban đầu khá lớn, với mỗi con dê trưởng thành có giá hơn 3 triệu đồng, quy mô nuôi 4 dê cái và 1 con dê đực là gần 20 triệu đồng.
Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, cho biết bò nhập từ Úc về có trọng lượng khoảng 200 – 250 kg/con, được tiếp tục nuôi khoảng 6 tháng lên 500 – 550 kg mới xuất chuồng, bán cho Vissan và một số đơn vị giết mổ khác, trong đó, Vissan là ưu tiên hàng đầu.
Sáng ngày 4/2/2015, Trạm khuyến nông huyện Châu Phú tổ chức hội thảo mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp nuôi bò tại hộ anh Nguyễn Hoàng Mỹ, ấp Bình Hưng 2 xã Bình Mỹ (Châu Phú - An Giang). Buổi hội thảo có đại diện công ty cổ phần rau quả thực phẩm An Giang, các ngành chuyên môn của huyện và hơn 40 bà con nông dân trong huyện đến dự.
Đã hơn 10 năm nay, tại khu vườn của anh Phạm Văn Hà (40 tuổi) ở thôn Trà Kiệu Tây, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, hàng trăm con gà rừng màu lông rực rỡ chạy loanh quanh dưới tán rừng trồng kiếm ăn, tối đến lại vào chuồng. Nghề nuôi gà rừng được anh Hà bắt đầu từ 7 quả trứng nhặt trong rừng đem về gây giống.