Thực nghiệm nuôi cá Nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn khác nhau
Cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) là loài th ủy sản nước lợ có tiềm năng kinh tế hiện nay và là loài cá rộng muối có thể thích nghi với các độ mặn khác nhau (0-30‰).
Thí nghiệm nuôi cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) trong bể ở các độ mặn khác nhau nhằm tìm ra độ mặn thích hợp cho sự tăng tr ưởng và tỉ lệ sống của cá nâu.
Thí nghiệm đ ược bố trí với 7 nghiệm thức độ mặn (0, 5, 10, 15, 20, 25 và 30‰), mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần v à được bố trí trong hệ thống lọc tuần hoàn, sục khí liên tục.
Cá thí nghiệm từ nguồn cá sinh sản nhân tạo có khối lượng trung bình 1,7 g/con (2 tháng tu ổi) ở độ mặn ban đầu 15‰ v à được thuần hóa 5‰/ngày cho đến khi đạt độ mặn để th í nghiệm.
Sau 3 tháng nuôi với thức ăn công nghiệp 37,8% đạm.
Kết quả cá nâu tăng trưởng tốt nhất là ở nghiệm thức 5‰ (11,3 g/con) và chậm nhất là ở nghiệm thức 0‰ (5,66 g/con).
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng nhanh nhất l à ở nghiệm thức 5‰ (0,13 g/ngày) và chậm nhất là ở nghiệm thức 15‰ (0,02 g/ngày).
Tốc độ tăng trưởng đặc biệt về khối lượng nhanh nhất là ở nghiệm thức 5‰ (1,43 %/ngày) và chậm nhất là ở nghiệm thức 15 ‰ (0,27 %/ngày).
Tỉ lệ sống trung bình cao nhất là ở nghiệm thức 0‰ (96,4% ) và 5‰ (95,5%) và thấp nhất là ở 30‰ (45,9%).
Kết quả này cho thấy cá nâu (Scatophagusargus Linnaeus, 1766) t ốt nhất nên nuôi ở độ mặn 5‰ với sự tăng tr ưởng tốt và tỉ lệ sống cao.
Có thể bạn quan tâm
- Cá nâu (Scatophagus agus) có thể sống tốt trong nước ngọt, lợ và mặn. Cá có kích cỡ vừa phải, mùi vị thơm ngon nên được thị trường ưa chuộng. Đây được coi là một đối tượng triển vọng trong nuôi kết hợp với các loài khác, nhất là việc khắc phục những ao nuôi tôm bị dịch bệnh.
Cá nâu được nhiều người gọi là cá dĩa thái với những nét hoa văn da beo trên cơ thể nên 1 số người còn gọi là dĩa beo. Hiện chưa sản xuất giống nhân tạo. Trong tự nhiên cá di cư giữa các môi trường nước ngọt – lợ – mặn và sinh sản ở bãi san hô.