Cá nâu - cá dĩa thái - Đặc tính sinh học
1. Giới thiệu thông tin chung về cá dĩa nâu, cá dĩa thái
- Tên khoa học: Scatophagus argus (Linnaeus, 1766)
- Chi tiết phân loại:
Bộ: Perciformes (bộ cá vược)
Họ: Scatophagidae (họ cá nâu)
Tên đồng danh: Chaetodon argus Linnaeus, 1766; C.
pairatalis Hamilton, 1822; C.
atromaculatus Bennett, 1830; Scatophagus ornatus Cuvier, 1831 ...
Tên tiếng Việt khác: Cá Ngâu; Cá Dĩa Thái;Cá Hói
Tên tiếng Anh khác: Butter fish; Spotted butterfish; Leopard scat
Nguồn gốc: Nguồn cá khai thác trong tự nhiên, hiện trữ lượng đã giảm sút so với thập niên 90.
- Tên Tiếng Anh: Spotted scat
- Tên Tiếng Việt: Cá Nâu
- Nguồn cá: Tự nhiên bản địa
2. Đặc điểm sinh học cá dĩa nâu, cá dĩa thái
- Phân bố:Ấn Độ – Thái Bình Dương, Đông Nam Á và Việt Nam
- Chiều dài cá (cm):38
- Nhiệt độ nước (C):20 – 28
- Độ cứng nước (dH):12 – 18
- Độ pH:7,5 – 8,5
- Tính ăn:Ăn tạp
- Hình thức sinh sản:Đẻ trứng
- Chi tiết đặc điểm sinh học:
Phân bố: Ấn Độ – Thái Bình Dương và Đông Nam Á.
Ở Việt Nam cá phân bố vùng cửa sông ven biển từ bắc vào nam
Tầng nước ở: Mọi tầng nước
Sinh sản: Hiện chưa sản xuất giống nhân tạo.
Trong tự nhiên cá di cư giữa các môi trường nước ngọt – lợ – mặn và sinh sản ở bãi san hô.
Có thể bạn quan tâm
Nuôi cá nâu trong ao đất sử dụng rong bún làm thức ăn - Tình hình nuôi
- Cá nâu (Scatophagus agus) có thể sống tốt trong nước ngọt, lợ và mặn. Cá có kích cỡ vừa phải, mùi vị thơm ngon nên được thị trường ưa chuộng. Đây được coi là một đối tượng triển vọng trong nuôi kết hợp với các loài khác, nhất là việc khắc phục những ao nuôi tôm bị dịch bệnh.