Thực hiện thành công 2 vùng nuôi áp dụng VietGAP ở Mỹ Xuyên

Tham quan mô hình nuôi tôm theo hướng VietGAP ở Mỹ Xuyên.
Đây là 1 trong số 2 tổ hợp tác ở huyện Mỹ Xuyên triển khai áp dụng VietGAP ở xã Hòa Tú 1 và xã Ngọc Đông. Kết quả triển khai cho thấy tỉ lệ nuôi tôm đạt hiệu quả trên 80% nên nông dân rất phấn khởi.
Xây dựng vùng nuôi áp dụng VietGAP nằm trong tiểu hợp phần dự án phát triển đa dạng sinh học vùng tôm – lúa huyện Mỹ Xuyên.
Mục tiêu của dự án là hỗ trợ nông dân về kỹ thuật chăm sóc, hỗ trợ thiết bị kiểm tra nguồn nước, kiểm tra chất lượng giống.
Thành công của vùng nuôi VietGAP sẽ được ngành chuyên môn rút kinh nghiệm, nhân rộng để người dân tiếp tục áp dụng thực hiện toàn vùng.
Sau khi thu hoạch vụ nuôi tôm nước lợ, bà con tập trung lắp lại vụ lúa trên nền ao nuôi tôm, tránh ô nhiễm môi trường và cắt đứt mầm bệnh sau vụ nuôi tôm.
Related news

"Cách đây khoảng 2 tháng, ớt trái lớn có giá 45.000 - 50.000 đồng/kg, ớt nhỏ 30.000 - 32.000 đồng/kg. Thế nhưng giá ớt đang xuống dốc không phanh. Mấy đầu nậu trước đây mua nhiều để xuất sang Trung Quốc, bây giờ “lơ” ớt hết rồi...".

Anh Nguyễn Xuân Hùng (37 tuổi), ở tổ 4, thôn Dương Sơn, xã Hòa Châu, Đà Nẵng đã thành công với mô hình trồng hoa phong lan Mokara (xuất xứ từ Thái Lan) và có thu nhập 20 triệu đồng/tháng.

“Vui lắm, thế là sau gần 2 năm nhận bò giống, nay đã có bê để luân chuyển, gia đình mình thực sự đã được sở hữu con bò giống của "ngân hàng bò" rồi đấy!”.

Không còn những ngôi nhà tranh lụp xụp, chen chúc nhau trong đói nghèo. Các làng biển hôm nay đã thực sự chuyển mình với 1.357 tàu khai thác biển, có tổng công suất 295.400 CV, trong đó tàu tham gia khai thác là 1.183 chiếc và 192 tàu làm dịch vụ hậu cần nghề cá. Có thể nói, những ngư dân xứ biển đang từng bước làm thay da, đổi thịt diện mạo quê hương.

Ông Huỳnh Văn Huệ - đại diện Tổ cây ăn trái Trung An cho biết hàng năm có khoảng 25.000 lượt khách đến tham quan, nghỉ mát tại các vườn trong tổ. Doanh thu từ vé và các dịch vụ khác đạt khoảng 1,8 tỷ đồng/năm.